
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
Nhưng điều đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế trong quý VI/2021 của ngân hàng giảm 29,2% so với cùng kỳ, do chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng tăng đáng kể 235% trong thời gian này.
![]() |
Cụ thể, thu nhập lãi thuần quý IV/2021 của PGBank đạt 253,5 tỷ đồng, giảm 1,6% so cùng kỳ. Lũy kế cả năm, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 990 tỷ đồng, tăng 9,3% so cùng kỳ năm trước đó.
Hoạt động dịch vụ cũng mang về 25,7 tỷ đồng cho PGBank trong quý VI/2021, tăng 67% so cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2021, mảng dịch vụ mang lại 48,3 tỷ đồng cho ngân hàng, tăng 61,1% so cùng kỳ năm 2020.
Trong khi thu nhập lãi thuần và hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh trong năm thì hoạt động kinh doanh ngoại hối lại không mấy khả quan khi lãi thuần từ mảng này cả năm qua sụt giảm 31,2% so với cùng kỳ năm trước đó.
Lãi thuần từ hoạt động khác của PGBank trong cả năm 2021 cũng giảm mạnh 67,8%, từ 157,5 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020 về 50,8 tỷ đồng trong 2021.
Tuy nhiên, bất chấp sự suy giảm trong quý IV/2021, lợi nhuận trước thuế năm 2021 của PGBank vẫn đạt hơn 329 tỷ đồng, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm 2020.
PGBank cho biết, kết quả này có được nhờ thu nhập lãi thuần tăng 84,17 tỷ đồng, tương đương tăng 9,3% so với cùng kỳ. Thêm vào đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 61% trong năm 2021.
Đáng chú ý, chi phí dự phòng rủi ro giảm 38% xuống mức 175 tỷ đồng. Ngân hàng dồn trích lập vào quý cuối cùng của năm (gần 82 tỷ đồng), trong khi 9 tháng đầu năm chỉ trích lập 93 tỷ đồng.
Tính đến 31/12, tổng tài sản của PG Bank đạt 40.613 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cuối năm 2020. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 7,1% lên 27.499 tỷ đồng; dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tăng nhẹ 0,4%. Tiền gửi khách hàng giảm 2,3% xuống còn 28.075 tỷ đồng.
Cùng với đó, nợ xấu nội bảng của ngân hàng giảm 1,5% xuống còn 617 tỷ đồng. Kéo theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng cũng giảm từ 2,44% xuống 2,24%. Tuy nhiên, nợ xấu tại VAMC của ngân hàng tăng 23% lên 707 tỷ đồng.
PGBank là một trong số ít ngân hàng không tăng vốn trong năm 2021. Hiện vốn điều lệ của PGBank chỉ ở mức quy định tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Nhà băng này cũng nhiều lần bất thành trong việc sáp nhập vào một ngân hàng khác như: VietinBank, HDBank...
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu PGB của PGBank đang giao dịch trong phiên sáng ngày 20/1 ở mức 28.000 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 15% trong một tuần qua.

-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower