
-
Giải pháp tiên phong giúp tái tạo bàn tay sau chấn thương nghiêm trọng
-
Tin mới y tế ngày 4/7: Nguy hiểm khôn lường vì mỡ máu tăng cao bất thường
-
Thu hồi hàng loạt giấy phép công bố thực phẩm chức năng và thiết bị y tế
-
Kiến nghị hậu kiểm cả thực phẩm chức năng trên sàn điện tử
-
Cảnh báo biến chứng nghiêm trọng do tiêm filler không rõ nguồn gốc -
Doanh nghiệp thực phẩm chức năng đối mặt nhiều quy định chặt chẽ hơn
Theo thông báo của WHO, cơ quan này đưa Covaxin do Brahat Biotech (Ấn Độ) phát triển vào danh sách các loại vắc-xin ngừa Covid-19 được sử dụng khẩn cấp (EUL) được WHO công nhận.
![]() |
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã phê duyệt cho phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin ngừa Covid-19 Covaxin do Công ty dược Ấn Độ Bharat Biotech sản xuất. |
Theo nhóm cố vấn kỹ thuật của WHO, Covaxin mang lại lợi ích vượt trội so với nguy cơ rủi ro. Chế phẩm này cũng đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của WHO về khả năng ngăn ngừa Covid-19.
Quyết định này sẽ mở đường cho vắc-xin Covaxin được chấp thuận ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp. Ngoài ra, quyết định cũng giúp cho hàng triệu người Ấn Độ đã được tiêm vắc-xin có thể đi du lịch nước ngoài dễ dàng hơn.
Được biết, Covaxin của Bharat Biotech là loại vắc-xin ngừa Covid-19 thứ 7 được WHO công nhận.
Trước đó, WHO cấp phép khẩn cấp cho hai loại vắc-xin mRNA do Pfizer/BioNTech và Moderna sản xuất, hai loại vắc-xin ứng dụng phương pháp vector do AstraZeneca và Johnson & Johnson phát triển, và hai loại vắc-xin bất hoạt của Sinovac Biotech và Sinopharm (Trung Quốc).
Được biết, Covaxin được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với 25.800 tình nguyện viên ở Ấn Độ. Công ty Bharat Biotech cho biết hiệu quả của vắc-xin là 77,8% trong hạn chế các triệu chứng Covid-19.
Covaxin gồm 2 liều tiêm, liều thứ hai cách liều thứ nhất 4 tuần cho người từ 18 tuổi trở lên. Loại vắc-xin này phù hợp cho mọi nhóm đối tượng trên 18 tuổi. Đây là vắc-xin có giá bán cao nhất trong số các vắc-xin Covid-19 do Ấn Độ sản xuất, với giá 16,42 USD/liều.
Cổ phiếu của đối tác Ocugen Inc có trụ sở tại Mỹ của Bharat Biotech đã tăng hơn 6% trong giao dịch trước thị trường sau quyết định của WHO.

-
Cảnh báo biến chứng nghiêm trọng do tiêm filler không rõ nguồn gốc -
Doanh nghiệp thực phẩm chức năng đối mặt nhiều quy định chặt chẽ hơn -
62 bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm y tế chi trả 100%, không cần giấy chuyển tuyến -
Tin mới y tế ngày 3/7: Bước đột phá trong chẩn đoán hình ảnh tại Việt Nam -
Số hóa - trụ cột xây dựng mô hình bệnh viện thông minh -
Kem massage nhập khẩu bị thu hồi vì vi phạm công bố -
Tin mới y tế ngày 2/7: Người trẻ không được chủ quan với tăng huyết áp
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower