
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm
-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
-
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng
Áp lực giao thông
Ban Quản lý dự án 2 (PMU2) vừa đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh).
Theo bản đề xuất, Dự án Đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có chiều dài 53,5 km này có điểm đầu tại điểm giao giữa Tỉnh lộ 15 với đường vành đai 3 (dự kiến) thuộc địa phận huyện Hóc Môn (TP.HCM); điểm cuối kết nối với Quốc lộ 22 (trước Cửa khẩu Mộc Bài khoảng 2 km về phía Bắc).
![]() |
Ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 22 đoạn gần Cửa khẩu Mộc Bài. Ảnh: A.M |
Để tránh lãng phí, Dự án sẽ phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn I sẽ xây dựng đường cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh có mặt cắt ngang 27 m, vận tốc thiết kế 120 km/h cho đoạn có lưu lượng giao thông lớn (TP.HCM - Trảng Bàng); giai đoạn còn lại xây dựng đường cao tốc 4 làn xe có mặt cắt ngang 17 m, vận tốc thiết kế 80 km/h. Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn I, Dự án sẽ giải phóng mặt bằng hoàn toàn đoạn từ TP.HCM tới Trảng Bàng với 8 làn xe và đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài với 6 làn xe.
Theo tính toán sơ bộ, Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn I là 10.456 tỷ đồng, trong đó, 2 khoản lớn nhất là chi phí xây lắp, thiết bị (5.745 tỷ đồng) và giải phóng mặt bằng, tái định cư (2.004 tỷ đồng). Với tổng mức đầu tư nói trên, trong trường hợp các chi phí đầu vào được kiểm soát tốt, suất đầu tư (bao gồm cả giải phóng mặt bằng) cho đoạn TP.HCM - Trảng Bàng là 234,8 tỷ đồng/km và đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài là 145 tỷ đồng/km.
Quốc lộ 22 hiện là tuyến giao thông duy nhất giữa TP.HCM và Cửa khẩu Mộc Bài - cửa ngõ quốc tế của các quốc gia ASEAN, đang duy trì tốc độ tăng trưởng lưu lượng phương tiện khoảng 8 - 10%/năm. Dự báo, Quốc lộ 22 sẽ mãn tải trong vài năm tới, nhất là khi tuyến đường xuyên Á kết nối Việt Nam với Campuchia và Thái Lan đóng mạch.
“Đã đến lúc cần sớm đầu tư xây dựng một tuyến cao tốc có năng lực giao thông vận tải cao, kết nối TP.HCM với Cửa khẩu Mộc Bài để san sẻ phần lớn lưu lượng giao thông với Quốc lộ 22 hiện hữu và rút ngắn thời gian di chuyển”, ông Lê Thắng, Phó tổng giám đốc PMU2 đánh giá.
Trước đó, tại cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Tây Ninh vào đầu tháng 8/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Giao thông - Vận tải phối hợp với tỉnh Tây Ninh đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư Dự án Đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Mốc tiến độ được Thủ tướng đặt ra là trong quý IV/2018, Bộ Giao thông - Vận tải phải trình Thủ tướng Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi để Chính phủ xem xét, quyết định.
Lường trước rủi ro
Ông Lê Thắng cho biết, trong bối cảnh ngân sách khó khăn, việc triển khai Dự án theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT là phương thức huy động vốn duy nhất. Đây cũng là kiến nghị của Liên danh tư vấn DEEP - Viện Nghiên cứu đường sắt Hàn Quốc (Hàn Quốc) khi nghiên cứu, lập Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi cho Dự án.
Tuy nhiên, do tổng mức đầu tư Dự án Đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài rất lớn, nên để đảm bảo tính khả thi về tài chính, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của tư vấn Hàn Quốc, PMU 2 kiến nghị Bộ Giao thông - Vận tải áp dụng hình thức đầu tư hỗn hợp gồm PPP, vốn ODA và ngân sách nhà nước.
Cụ thể, phần vốn tham gia của nhà đầu tư PPP là 5.413 tỷ đồng; phần vốn góp của Nhà nước là 5.043 tỷ đồng (trong đó, vốn ngân sách trong nước phục vụ giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án là 2.177 tỷ đồng); vốn vay ODA phục vụ xây lắp và tư vấn là 2.866 tỷ đồng.
Với cơ cấu nguồn vốn như vậy, Dự án có thể hoàn vốn trong thời gian 17 năm 6 tháng, với tỷ suất hoàn vốn nội bộ là 15,7% trong điều kiện Chính phủ cho phép công trình này được áp dụng cơ chế tài chính của Dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (tỷ suất lợi nhuận của nhà đầu tư là 11,7%; mức phí khởi điểm là 1.500 đồng/PCU/km; lãi suất vốn vay trong thời gian thi công là 7,72%/năm).
“Các chỉ tiêu tài chính này đảm bảo cho Dự án có thể thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia”, ông Thắng đánh giá.
Hiện rủi ro lớn nhất mà PMU2 tạm xác định tại Dự án Đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài là nguy cơ chậm giải phóng mặt bằng, bởi tổng diện tích đất chiếm dụng tại công trình lên tới 342 ha và vẫn có thể tăng lên khi chủ dự án khảo sát kỹ hơn trong bước lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi và Thiết kế kỹ thuật.
“Nếu các địa phương không bàn giao tối thiểu 80% mặt bằng trước ngày khởi công và bàn giao 20% mặt bằng còn lại sau đó 6 tháng - 1 năm theo đúng thông lệ quốc tế, thì nguy cơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị nhà đầu tư phạt hợp đồng là hoàn toàn có thể xảy ra”, ông Mai Thế Vinh, chuyên gia thuộc Trung tâm Chính sách giao thông PPP (Đại học George Mason, Mỹ) đánh giá.
Lập, thẩm định phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi: 2018 - 2019
Lập, thẩm định phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu khả thi: 2019 - 2020
Thiết kế kỹ thuật, giải phóng mặt bằng: 2021 - 2022
Lựa chọn nhà đầu tư và ký kết hợp đồng: 2021
Lựa chọn nhà thầu: 2022
Thi công và hoàn thành công trình: 2022 - 2025
Vận hành khai thác: quý III/2025

-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I -
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án -
Rà soát 2 luật để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công -
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort