
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
Theo nguồn tin của Báo Baodautu.vn, trong 6 tháng đầu năm 2016, PVTex đã xuất bán được 1.467 tấn xơ sợ, kinh doanh được 13.290 tấn đạm ure và 300 tấn PP. Nguồn vốn sở hữu của PVTex ngày càng sụt giảm do lỗ trong sản xuất kinh doanh.
Trước đó, PVTex đã dừng vận hành từ ngày 17/9/2015 do khó khăn về tài chính. Tồn kho tới thời điểm 1/7/2015 là 267 tấn.
Vào đầu năm 2016, PVTex đã lên kế hoạch hoạt động trở lại trong quý I/2016. Tuy nhiên tới nay Nhà máy này vẫn đang bất động.
Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ của PVTex do PVN nắm giữ trên 75% vốn cổ phần, tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD (tương đương gần 7.000 tỷ đồng). Nhưng ngay từ khi chạy thử rồi vận hành vào tháng 5/2014, nhà máy này liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng sản xuất.
Tháng 11/2015, khi trả lời Quốc hội, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng khi đó cho hay, với Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, do áp dụng công nghệ hiện đại, lần đầu thực hiện tại Việt Nam, nên năng lực vận hành còn hạn chế, chưa phát huy hết công suất, chưa ra được sản phẩm chất lượng cao tương ứng.
“Dự án được nghiệm thu từ tháng 3/2014, đến tháng 9 đi vào vận hành nhưng chỉ đạt 48% công suất. Sản phẩm làm ra có lúc chất lượng chưa đạt, giá thành cao, nên không cạnh tranh được. Điều này khiến Nhà máy lỗ hơn 1.000 tỷ đồng riêng trong năm 2014”, nguyên Bộ trưởng Hoàng cho biết.
Một số nguyên nhân khác khiến Nhà máy thua lỗ là định mức chi phí, vận hành khi đi vào thực hiện đã cao hơn nhiều so với lúc lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Lãnh đạo Bộ Công thương cũng từng khẳng định, đã chỉ đạo chủ đầu tư là PVN tìm biện pháp khắc phục, rà soát máy móc - công nghệ, nâng cao tay nghề cán bộ vận hành cũng như kỳ vọng việc đàm phán với Tập đoàn Dệt may Việt Nam về việc mua 50% sản phẩm có thể giúp doanh nghiệp này giảm lỗ, dù thừa nhận giá bán vẫn kém cạnh tranh.
Mục tiêu được Bộ Công thương đặt ra trong cuối năm 2015 là, số lỗ của PVTex sẽ giảm còn 600 tỷ đồng năm 2015 và năm 2016 sẽ cân bằng tài chính khi thực hiện nhiều giải pháp như trên cùng với kiến nghị Chính phủ cho hưởng một số ưu đãi.
Tuy nhiên với tình hình thực tế hiện nay, con đường cho PVTex hồi sinh xem ra không dễ dàng.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower