-
Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp với các nhà phân phối -
Hà Nội sẽ tăng ít nhất 50 hợp tác xã, 1.000 tổ hợp tác trong nông nghiệp -
Đổi mới sáng tạo cùng tính bền vững: Từ chiến lược đến thực tiễn -
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính toàn diện bằng giải pháp công nghệ -
The Makeover 2024: Bữa tiệc "thịnh soạn" đáng mong chờ cho hơn 1.000 lãnh đạo nhân sự và doanh nghiệp -
Thừa Thiên Huế: Chính thức đưa vào hoạt động trung tâm thương mại gần 4.000 tỷ đồng
Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư 49/2015/TT-BCT Quy định về hoạt động sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài.
Thông tư 49/2015/TT-BCT chỉ rõ, các sản phẩm quân phục sản xuất, gia công xuất khẩu cho lực lượng vũ trang nước ngoài không được tiêu thụ tại Việt Nam.
Nguyên phụ liệu sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho lực lượng vũ trang nước ngoài chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan từ khi nhập khẩu cho đến khi sản phẩm quân phục thực xuất khỏi Việt Nam. |
Các đơn vị hoạt động sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho lực lượng vũ trang nước ngoài phải thực hiện theo Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài của Bộ Công thương sau khi đã có ý kiến của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.
Nguyên liệu, phụ liệu sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho lực lượng vũ trang nước ngoài chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan từ khi nhập khẩu cho đến khi sản phẩm quân phục thực xuất khỏi Việt Nam.
Theo đó, để được Cấp giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài từ các cơ quan chức năng, doanh nghiệp phải lập Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, kèm theo đó là Hợp đồng mua sắm (mua bán/sản xuất/gia công) ký giữa Bên đặt sản xuất, gia công với cơ quan chịu trách nhiệm mua sắm, đảm bảo hậu cần cho các lực lượng vũ trang nước ngoài.
Đồng thời, doanh nghiệp phải xác nhận về đơn vị/cơ quan/tổ chức sử dụng cuối cùng sản phẩm quân phục đặt sản xuất gia công tại Việt Nam, nhằm thể hiện tối thiểu các thông tin về tên đơn vị sử dụng sản phẩm cuối cùng đặt gia công tại Việt Nam; tên bên đặt sản xuất, gia công, tên doanh nghiệp Việt Nam nhận sản xuất, gia công xuất khẩu, nước nhập khẩu được cấp bởi một trong các cơ quan, gồm: Cơ quan chịu trách nhiệm mua sắm, đảm bảo hậu cần cho lực lượng vũ trang nước ngoài; Cơ quan chính quyền nước đặt hàng và Cơ quan đại diện nước đặt hàng tại Việt Nam.
Đối với thủ tục nhập khẩu hàng mẫu quân phục, Thông tư 49/2015/TT-BCT cũng quy định rõ, việc nhập khẩu hàng mẫu quân phục để sản xuất, gia công xuất khẩu cho lực lượng vũ trang nước ngoài được thực hiện khi có Giấy phép sản xuất, gia công hoặc văn bản cho phép của Bộ Công thương. Số lượng mẫu nhập khẩu tối đa 5 năm cho 1 mẫu sản phẩm.
Doanh nghiệp sẽ phải tiêu hủy hoặc tái xuất toàn bộ hàng mẫu nhập khẩu, nguyên liệu dư thừa, vật tư dư thừa, phế phẩm theo quy định hiện hành.
-
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính toàn diện bằng giải pháp công nghệ -
The Makeover 2024: Bữa tiệc "thịnh soạn" đáng mong chờ cho hơn 1.000 lãnh đạo nhân sự và doanh nghiệp -
Thừa Thiên Huế: Chính thức đưa vào hoạt động trung tâm thương mại gần 4.000 tỷ đồng -
Tập đoàn The Trump Organization trao đổi hợp tác đầu tư tại Hưng Yên -
Thừa Thiên Huế: Khai mạc hội chợ thương mại Festival 2024 -
Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới -
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh nông nghiệp
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững