
-
Quảng Ngãi: Chấp thuận chủ trương đầu tư 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng
-
TP.HCM vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Đảm bảo việc đầu tư xây dựng dự án không bị gián đoạn
-
Thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
-
Sun Group đề xuất làm tuyến đường ven sông và tuyến metro theo hình thức BT tại TP.HCM
-
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát đề xuất quy hoạch đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh -
Cộng hưởng sức mạnh để hút vốn FDI
Theo quy định tại Điều 16, Luật Đầu tư công, việc để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản là vi phạm vào các hành vi bị cấm của Luật này.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 8/3/2022 thì hiện tại vẫn có tình trạng phát sinh nợ đọng cơ bản trên địa bàn tỉnh.
Để chấn chỉnh và khắc phục tình trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành có liên quan, trong đó chấn chỉnh, không để phát sinh khối lượng nợ đọng cơ bản.
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, việc để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật về đầu tư công và các quy định pháp luật hiện hành.
Đặc biệt, UBND tỉnh Quảng Ngãi không cho phép doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư chuẩn bị đầu tư, thi công dự án khi chưa được bố trí vốn, làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát kỹ và chịu trách nhiệm về số liệu nợ đọng xây dựng cơ bản các dự án đầu tư công tính đến ngày 31/12/2021 theo từng nguồn vốn và báo cáo tình hình xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong kế hoạch năm 2022 và kế hoạch thanh toán số nợ đọng nói trên trong giai đoạn năm 2021 - 2025.
Đối với các huyện, thị xã, thành phố có số nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc cấp ngân sách mình quản lý, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết liệt chấn chỉnh trong công tác quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản; đồng thời có trách nhiệm tự cân đối kinh phí để giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc ngân sách của địa phương mình; phải xây dựng kế hoạch, lộ trình trả nợ hợp lý, phấn đấu trong 2 năm 2022-2023 xử lý dứt điểm khoản nợ này.
UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính theo dõi, tổng hợp tình hình, lộ trình xử lý nợ đọng của các đơn vị, báo cáo UBND tỉnh chậm nhất là ngày 15/4/2022.

-
TP.HCM vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Đảm bảo việc đầu tư xây dựng dự án không bị gián đoạn
-
Thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
-
Sun Group đề xuất làm tuyến đường ven sông và tuyến metro theo hình thức BT tại TP.HCM
-
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát đề xuất quy hoạch đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh
-
Cộng hưởng sức mạnh để hút vốn FDI -
Chỉ đạo nóng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại công trường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh -
Bước đầu thống nhất xây dựng cầu Cần Thơ 2 vượt sông Hậu quy mô 6 làn xe -
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án lớn tại Khu kinh tế Vân Phong -
Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch Ninh Bình -
Chủ tịch Khánh Hòa kêu gọi nhà đầu tư cùng viết nên chương mới đầy hứa hẹn -
Việt Nam sắp có trung tâm tài chính quốc tế với cơ chế cạnh tranh
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu