
-
Hải Phòng - Hải Dương phát huy các lợi thế, mở rộng không gian phát triển hướng biển
-
Việt Nam đang ngày càng thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp châu Âu
-
Quảng Trị phát huy vai trò của hạ tầng
-
Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường dây 220 kV Than Uyên - 500 kV Lào Cai
-
Kon Tum bổ sung 15 dự án vào danh mục thu hút đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 -
Quảng Nam cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D trong tháng 11/2025
![]() |
Theo Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 8-1-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không dân dụng, sân bay Vũng Tàu sẽ được phát triển thành cảng hàng không trong giai đoạn đến 2020 để khai thác chung các hoạt động bay quân sự và dân dụng gồm các chuyến bay taxi, bay dịch vụ, bay dầu khí. |
Cục Hàng không Việt Nam vừa có tờ trình đề nghị Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Quy hoạch chi tiết cảng hàng không Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Theo đó, sân bay Vũng Tàu mới sẽ được xây dựng tại Gò Găng, Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với diện tích khoảng 250 ha. Vị trí quy hoạch này cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 62 km, cách sân bay Long Thành 42 km; giao thông đường bộ từ san bay Tân Sơn Nhất đến Vũng Tàu hay từ sân bay Long Thành đến Vũng Tàu đều rất thuận lợi. Đây là lý do khiến cảng hàng không Vũng Tàu không có nhu cầu khai thác hàng không dân dụng thường lệ, chỉ khai thác hàng không chung với các loại tàu bay trực thăng, tàu bay cánh bằng loại nhỏ và phục vụ chính cho hoạt động bay dầu khí, cảnh sát biển và hàng không chung.
Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không chung, sớm di dời sân bay Vũng Tàu hiện hữu ra khỏi trung tâm Tp. Vũng Tàu và hoàn trả quỹ đất sân bay Vũng Tàu cho thành phố phát triển kinh tế.
Đây là cảng hàng không nội địa cấp 3C (theo mã tiêu chuẩn của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp II. Đến năm 2020, sân bay Vũng Tàu xây dụng đường cất hạ cánh kích thước 1.800 mx30, hướng 06/24, kết cấu bê tông xi măng. Hệ thống đường cất hạ cánh này giữ nguyên cho giai đoạn đến năm 2030. Sân bay Vũng Tàu sẽ chỉ xây dựng Nhà ga hành khách phục vụ cho hoạt động bay hàng không chung trên khu đất rộng khoảng 4.800 m2 mà không xây dựng nhà ga hàng hoá. Khu vực nhà điều hành của Công ty Trực thăng miền Nam giai đoạn đến năm 2020 xây dựng trên khu đất rộng khoảng 6.500 m2.
Theo tính toán của Cục Hàng không Việt Nam tổng nhu cầu vốn để thực hiện Quy hoạch đến năm 2020 cần khoảng 7.597 tỷ đồng với nguồn vốn chính là từ việc chuyển nhượng quỹ đất sân bay Vũng Tàu hiện tại để xây dựng cảng hàng không Vũng Tàu mới tại Gò Găng.

-
Bản sắc của một siêu đô thị -
Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường dây 220 kV Than Uyên - 500 kV Lào Cai -
Kon Tum bổ sung 15 dự án vào danh mục thu hút đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 -
Quảng Nam cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D trong tháng 11/2025 -
TP.HCM khẳng định vị thế dẫn đầu trong thu hút FDI -
Bà Rịa - Vũng Tàu đón làn gió mới từ nâng cấp hạ tầng và kế hoạch sáp nhập -
Đầu tư của Mỹ hỗ trợ Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025