Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
"Rùa Đức" và "Thỏ Tesla" trong cuộc đua xe điện
Lâm Nghi (DNSG) - 28/06/2017 06:51
 
Thung lũng Silicon đang nhanh chóng vượt lên trong việc định hình tương lai của ngành xe hơi điện, bằng cách thúc đẩy các nhóm đầu tư vào công nghệ sản xuất xe hơi điện, kết nối xe hơi với internet, và trang bị các thiết bị cảm biến và phần mềm tự lái.
 Xe hơi điện Tesla Model S 90D. Ảnh: SeongJoon Cho/Bloomberg - Getty Images
Xe hơi điện Tesla Model S 90D. Ảnh: SeongJoon Cho/Bloomberg - Getty Images

Song, trong những năm tới, Đức hy vọng có thể từng bước giành lấy vị thế dẫn đầu, với vũ khí riêng: Silicon Saxony. Đặt tên theo Thung lung Silicon của Mỹ, đây là vùng đất được Đức quy hoạch riêng để đóng vai trò đầu tàu dẫn dắt quá trính điện hóa xe hơi của đất nước.

Silicon Saxony là nơi Porsche đã sản xuất tất cả các xe hơi hybrid, trong khi Volkswagen, BMW và Daimler tập trung mọi nỗ lực để đáp lời việc Tesla, Mỹ và các công ty khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon Valley đang đưa ra những mẫu xe hơi điện tiện dụng nhất.

"Saxony đi tiên phong trong sự thay đổi về công nghệ sản xuất phương tiện di chuyển", Martin Dulig - Bộ trưởng Bộ Kinh tế Bang Saxony cho biết. "Chúng tôi có đủ mọi thiết bị cần thiết cho công nghệ của tương lai".

Ông liệt kê một danh sách các viện nghiên cứu và các công ty có chuyên môn đặc trưng, mang đến cho Saxony một lợi thế cạnh tranh độc nhất từ mảng chế tạo pin đến nguyên vật liệu trọng lượng nhẹ lẫn công nghệ bán dẫn có thể xử lý lượng lớn các thông tin cần thiết cho công nghệ xe hơi tự lái. Theo CNBC, khu vực có trữ lượng lithium, thành phần quan trọng trong sản xuất pin, lớn nhất Châu Âu nằm gần biên giới giữa Saxony và nước Séc.

Trước khi Silicon Saxony ra đời, đây đã là vùng đất có bề dày lịch sử trong phát kiến. Động cơ hơi nước của Đức đã được chế tạo tại đây vào năm 1839. Vùng đất này cũng đã khai sinh ra hãng Audi vào năm 1909. Đây cũng là nơi ghi dấu sự ra đời của các sản phẩm thông dụng ngày nay như kem đánh răng, áo ngực hiện đại và bộ lọc cà phê.

Song hai cuộc Thế Chiến đã hủy hoại vùng đất này. Dresden - thành phố trung tâm của Bang đã bị phá hủy bởi bom đạn vào năm 1945. Đến năm 1990, vùng đất này mới được nước Đức thống nhất phục hồi lại.

Đối với các nhà sản xuất xe hơi, Saxony hấp dẫn bởi chi phí thấp. Các trợ cấp từ Chính phủ đóng vai trò quan trọng, thông qua khoản thuế hợp nhất mà người dân cả nước đóng từ 1991, nhằm giúp thống nhất Đông và Tây Đức.

Volkswagen đã bắt đầu sản xuất chiếc e-Golf tại Dresden. Và đến năm 2020, nhà máy tại Zwickau của hãng sẽ ra mắt I.D, xe hơi điện tự lái công nghệ cao với mức giá dự kiến tương đương các chiếc Golf. I.D sẽ là mẫu xe đầu tiên được sản xuất trên nền tảng "MEB" của VW -  một hệ thống sản xuất chất lượng cao đang được hãng tập trung đầu tư nhằm có thể giới thiệu 30 chiếc xe điện mới đến năm 2025. Nền tảng hiện vẫn còn đang được phát triển này về lâu dài sẽ giúp giảm giá thành của xe hơi điện trên thị trường.

"Ngôi sao sẽ đến từ Zwickau," Kai Siedlatzek - Giám đốc Tài chính Vùng của VW cho biết.

BMW đang sản xuất hai mẫu xe điện, dòng xe thành thị i3 và dòng thể thao i8 tại Leipzig. Công ty đặt trụ sở ở Munich đã chọn nơi sản xuất gần vùng Saxony vì "tại Leipzig bạn có thể cảm nhận được sự phóng khoáng trong sáng tạo và phát triển những điều mới mẻ", Hans-Peter Kemser - Giám đốc nhà máy của BMW tại Leipzig cho biết.

Tại khu vực Kamenz, bên ngoài Dresden, hãng Daimler cũng đang xây dựng nhà máy pin lithium-ion cho những chiếc xe hơi hybrid của hãng từ năm 2012. Thủ tướng Đức - Angela Merkel đã tham dự buổi ra mắt nhà máy.

Công xưởng rộng 20 hecta có khả năng cung ứng pin cho 10 dòng xe điện của Mercedes. "Đến năm 2020, chúng tôi sẽ có một trong những nhà máy sản xuất pin lớn nhất thế giới", Markus Schaeffer - Giám đốc Sản xuất của Daimler cho biết.

Mọi nỗ lực này của các thương hiệu Đức đều đang hướng đến tương lai nhiều hơn là phục vụ cho hiện tại. Và hướng tiếp cận vào thị trường xe hơi điện của các nhà sản xuất đến từ Đức cũng cho thấy tính cách "chậm mà chắc" của loài rùa trước sự phát triển nhanh chóng như loài thỏ của Tesla tại bên kia bán cầu.

Hiện tại, các nhà sản xuất xe hơi của Đức đang tập trung vào việc tăng doanh số bán hàng tại thị trường đang có sự tăng trưởng vượt bật là Trung Quốc. Daimler đã "tăng gấp đôi" sản lượng cung cấp cho thị trường này từ 1 triệu chiếc năm 2010 lên 2,25 triệu chiếc vào năm 2016, ông Schaeffer cho biết.

Cùng nhau, các nhà sản xuất xe hơi Đức đã bán gần 15 triệu chiếc xe trong năm 2016 và lợi nhuận gộp dự kiến vào khoảng 464 tỷ EUR.

Giám đốc Điều hành VW - Matthias Müller cho biết trong vòng 5 năm tới, VW sẽ tăng gấp 3 lượng đầu tư vào các công nghệ lái xe tối tân. Dự kiến vào khoảng 9 tỷ EUR. Ngân sách R&D của Tesla năm 2016 là 834 triệu EUR. Đến nay, điện hóa xe hơi vẫn là thử thách lớn với các tập đoàn của Đức.

Richard Gaul - Cố vấn và Cựu Giám đốc Truyền thông của BMW đồng ý rằng Saxony sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc điện hóa ngành công nghiệp xe hơi của Đức. Song trong tương lai lần, ông cho biết, mục tiêu của Đức vẫn là Trung Quốc.

Ông dự đoán đến năm 2030, sẽ có khoảng 20 triệu xe hơi điện được sản xuất mỗi năm trên toàn thế giới. Trong đó, 15 triệu chiếc sẽ được sản xuất tại Trung Quốc. Đó là lúc việc xây dựng thương hiệu tại Trung Quốc của các hãng Đức sẽ phát huy tác dụng.

"Làn sóng xe hơi điện sẽ đến. Và Đức sẽ không bỏ lỡ con sóng này. Đến nay, ngoài Testla thì chưa có một trường hợp kinh doanh đơn lẻ nào có thể thu lời từ xe hơi điện", ông cho biết.

SUV chạy điện Tesla Model X cập cảng Tiên Sa
Chiếc Tesla Model X vừa cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, thuộc phiên bản P100D, mẫu SUV điện gây ấn tượng với kiểu cửa cánh chim ở hai hàng ghế sau.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư