-
Thanh toán chi phí khám ngoại trú bảo hiểm y tế theo phân loại cơ sở khám, chữa bệnh -
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới -
Xử phạt các cơ sở thực phẩm chức năng vi phạm số tiền hơn 12 tỷ đồng
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong mua sắm trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập, đặc biệt là xây dựng giá gói thầu, mới đây Bộ Y tế ban hành Thông tư 14/2023/TT-BYT.
Ảnh minh hoạ |
Thông tư này đã thể chế hóa Nghị quyết 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế.
Theo quy định mới của Bộ Y tế, khi xây dựng giá gói thầu mua sắm hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế, chủ đầu tư xác định giá gói thầu theo một trong 3 phương pháp: Thu thập báo giá; khảo sát giá trúng thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; kết quả thẩm định giá.
Khi xây dựng giá gói thầu mua sắm hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế, chủ đầu tư xác định giá gói thầu theo một trong các phương pháp sau đây:
Thu thập báo giá do các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế cung cấp; khảo sát giá trúng thầu của hàng hóa, dịch vụ tương tự; Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp thẩm định giá.
Khi xây dựng giá gói thầu, Thông tư quy định chủ đầu tư quyết định việc thành lập Hội đồng hoặc đề nghị Sở Y tế hỗ trợ thành lập Hội đồng để lựa chọn danh mục;
Trường hợp trên thị trường Việt Nam chỉ có 1 hoặc 2 nhà cung cấp hoặc để bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền hoặc cần triển khai ngay Chủ đầu tư được phép gửi trực tiếp yêu cầu báo giá đến nhà cung cấp.
Đối với phương pháp xây dựng giá gói thầu theo kết quả khảo sát giá trúng thầu của hàng hóa, dịch vụ tương tự đã được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tối đa không quá 120 ngày tính từ ngày trình phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Đối với phương pháp xây dựng giá theo kết quả thẩm định giá chủ đầu tư thực hiện lựa chọn đơn vị thẩm định giá, được sử dụng kết quả do cơ quan thẩm định giá cung cấp để xây dựng giá gói thầu và không phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định giá do đơn vị thẩm định giá cung cấp.
Nói về quy định mới của Thông tư 14, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Thông tư 14 là văn bản hợp pháp quan trọng hướng dẫn các bệnh viện thực hiện mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế.
Mặc dù chỉ có hiệu lực trong 6 tháng (hết năm 2023 khi Luật Đấu thầu có hiệu lực) nhưng Thông tư có giá trị quan trọng bởi việc mua sắm trang thiết bị vật tư y tế không dừng một ngày, nhất là với bệnh viện công lập.
Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho hay, trước đây, việc mua sắm thiết bị y tế thực hiện theo thông tư của Bộ Tài chính, tuy nhiên, thiết bị y tế là hàng hóa rất đặc thù của ngành Y tế, không thể thực hiện đấu thầu, mua sắm như hàng hóa khác, do đó, các bệnh viện đều gặp nhiều vướng mắc.
Sau đó, tháng 3/2023, Nghị quyết 30 của Chính phủ ban hành đã gỡ rối về việc xây dựng gói thầu trang thiết bị. Tuy nhiên, các gói thầu hàng hóa dịch vụ liên quan đến trang thiết bị như linh kiện, phụ kiện, dịch vụ bảo hành bảo trì vẫn chưa được huớng dẫn.
"Nhiều cơ sở y tế có máy móc, thiết bị hỏng nằm đắp chiếu vì khó khăn mua sắm linh kiện thay thế. Thông tư 14 giúp giải quyết các vấn đề tắc nghẽn này", Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nói.
Sở dĩ như vậy là do theo quy định trước đây, các cơ sở y tế phải lựa chọn mặt hàng đấu thầu giá thấp nhất để mua sắm. Tuy nhiên, trong thực tế đã có những trường hợp có bệnh viện phải mua máy với giá thấp nhất gây biến chứng cho người bệnh.
Hay như Bệnh viện Chợ Rẫy từng lên tiếng về việc mua con dao mổ phải rạch mấy lần mới qua da. Nhiều trang thiết bị mua về không thể sử dụng.
Theo Thông tư 14, các bệnh viện thuận lợi hơn trong việc lấy báo giá để xây dựng giá gói thầu. Nếu chủ đầu tư sử dụng từ 2 phương pháp xác định giá gói thầu trở lên thì có thể được lựa chọn giá cao nhất, phù hợp với khả năng tài chính và yêu cầu chuyên môn. Do đó, không nhất thiết phải lấy đủ 3 bảng báo giá và cũng không cần phải lấy giá thấp nhất như trước đây.
PGS.TS Đào Xuân Cơ nhấn mạnh, Thông tư đã quy định rất rõ, cho phép chủ đầu tư dựa vào Hội đồng khoa học, căn cứ thực tiễn, năng lực tài chính của cơ sở y tế để quyết định giá định mua của thiết bị vật tư phục vụ công tác chuyên môn tại bệnh viện.
Thực tế, có những loại thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế của có một hãng phân phối, có một hãng sản xuất hoặc chỉ có một loại hóa chất phù hợp với máy đặt tại cơ sở y tế. Nếu ngày trước không có đủ 3 báo giá để đấu thầu thì chúng tôi rơi vào trạng thái chỉ định thầu.
Hiện với Thông tư 14, những vấn đề này được giải quyết, chỉ cần 1-2 báo giá, các cơ sở y tế vẫn có thể làm giá gói thầu. “Trước đây, nếu chúng tôi phải tìm nơi bán giá thấp nhất để mua, không mua được vật tư thuốc tốt nhất để dùng cho người bệnh. Giờ với Thông tư 14, các cơ sở y tế có thể mua được vật tư, thiết bị y tế với giá cao nhất”, ông Cơ bày tỏ.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng các cơ sở y tế lợi dụng Thông tư này để trục lợi, Phó Giáo sư Đào Xuân Cơ cho rằng trong thời gian qua, việc chống tham nhũng nhất là trong phòng, chống dịch đã được làm chặt, các công ty nâng khống giá đều đã bị xử lý. Tương lai, Luật Giá có quy định về quản lý giá nên sẽ ngăn ngừa được việc trục lợi.
Ngay khi Thông tư được ban hành, Bệnh viện Bạch Mai đã lên kế hoạch mua sắm các thiết bị khẩn cấp cho các đơn vị trong bệnh viện.
Chính phủ đã phê duyệt cho Bệnh viện Bạch Mai gói hỗ trợ 1.000 tỷ đồng để phục vụ mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế. Với gói hỗ trợ này, Bệnh viện Bạch Mai đã nhanh chóng lên dự trù bổ sung máy móc, thiết bị, linh kiện.
Cũng theo ông Đào Xuân Cơ, Luật Đấu thầu (có hiệu lực từ năm 2024) đã dành một chương cho đấu thầu thuốc, vật tư y tế. Như vậy, công tác mua sắm, đấu thầu thuốc vật tư sẽ được triển khai tốt hơn trước nhiều, là cơ sở cho các bệnh viện, đặc biệt bệnh viện công lập vận hành thuận lợi và phục vụ người dân tốt hơn.
Đối với tình trạng dịch bệnh, hoặc tình trạng thiên tai thảm họa cho phép chỉ định thầu. Đặc biệt với thuốc hiếm lần này được thể chế hóa trong Luật Đấu thầu, cho phép mua sắm tập trung hoặc đàm phán giá. Đây là tiến bộ trong Luật đấu thầu lần này, khi Luật có hiệu lực sẽ có những thuốc hiếm, vật tư hiếm để dự trữ.
Về nguồn cung thiết bị y tế, theo thống kê, hàng năm có khoảng trên 10.000 sản phẩm thiết bị y tế được đăng ký cấp số lưu hành, cấp giấy phép nhập khẩu để phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Cùng với đó, Bộ Y tế đã gia hạn hiệu lực đến 31/12/2024 cho trên 12.500 giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế và giải quyết được cơ bản tình trạng thiếu thiết bị y tế.
Tính đến nay, cả nước đã có khoảng trên 1.000 đơn vị sản xuất trang thiết bị y tế trong nước, hơn 2.500 đơn vị nhập khẩu với hàng trăm ngàn loại thiết bị khác nhau. Hàng năm, việc mua bán trang thiết bị y tế chỉ tính riêng trong các cơ sở y tế công lập trên cả nước đã lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng.
Ông Nguyễn Minh Lợi, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế cho hay, trong những năm qua Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành nhiều nghị định, thông tư và các văn bản về quản lý, hướng dẫn quản lý trang thiết bị y tế.
Trước đó, nói về giải pháp tháp gỡ khó khăn cho mua sắm thuốc, thiết bị, vật tư y tế, ông Hà Anh Đức, Chánh Văn phòng Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã thành lập các đoàn kiểm tra, khảo sát tình hình cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế. Khẩn trương triển khai việc hình thành các trung tâm dự trữ thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung với dự kiến hình thành 3-6 trung tâm trên cả nước,…
Bộ Y tế cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để rà soát, đề xuất sửa đổi một số nội dung đưa vào dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi.
Kết quả từ đầu 2023 đến nay, Bộ Y tế đã công bố 4 đợt với tổng số 10.572 thuốc (8.204 thuốc trong nước, 2.143 thuốc nước ngoài, 225 vắc-xin, sinh phẩm) được tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành đến hết ngày 31/12/2024 theo Nghị quyết số 80/2023/QH15.
Bộ Y tế cấp phép cho gần 3.000 thuốc chưa có số đăng ký theo quy định của Luật Dược, hiệu lực 3-5 năm; hiện có khoảng 22.000 số đăng ký thuốc có visa lưu hành với khoảng 800 hoạt chất các loại.
Đồng thời, gia hạn hiệu lực cho trên 12.500 giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế đến hết ngày 31/12/2024; cấp số lưu hành hơn 44.000 trang thiết bị y tế (loại A: 27.847 hồ sơ; loại B: 14.508 hồ sơ; loại C, D: 1.673 hồ sơ).
-
Thanh toán chi phí khám ngoại trú bảo hiểm y tế theo phân loại cơ sở khám, chữa bệnh -
Mua thuốc qua ứng dụng VNeID: Tiện ích và phản hồi tích cực từ người dùng -
Nhiều sai phạm, Phòng khám Skinbee bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động -
Tin mới y tế ngày 6/1: Hà Nội nỗ lực thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, sởi
-
Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
Ô nhiễm không khí dự báo còn kéo dài -
Bộ Y tế lên tiếng về bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc -
Vắc-xin cúm mùa - quà Tết sức khỏe cho người thân, gia đình -
Nguy cơ bùng phát mạnh dịch sởi nếu không tiêm phòng kịp thời -
Tin mới y tế ngày 5/1: Dấu hiệu mắc phình động mạch não nguy hiểm -
“Khó chồng khó” trong quản lý an toàn thực phẩm
-
1 Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
2 Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng -
3 Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% -
4 Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025 -
5 Hàng vạn người dân Hà Nội xuống đường ăn mừng Việt Nam vô địch
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số