
-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính
-
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
-
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
Ngày 5/10, Năm Bảy Bảy sẽ chốt danh sách cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường, thời gian dự kiến từ 29/10 đến 10/11.
Công ty cho biết dự kiến trình cổ đông thông qua phương án phát hành/chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Ở một diễn biến khác, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã CII - sàn HoSE) vừa bán 10 triệu cổ phiếu NBB để giảm sở hữu từ 47,51% về còn 37,52% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 7/7 đến 5/8.
Được biết, tính tới 31/12/2020, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sở hữu 93,7% vốn điều lệ tại NBB và ghi nhận là đầu tư vào công ty con. Tuy nhiên, tới 30/06/2022, CII chỉ còn sở hữu 47,51% vốn điều lệ tại NBB và ghi nhận là công ty liên kết.
Như vậy, chỉ trong vòng hơn 1 năm, CII đã bán ra 56,18% vốn điều lệ tại Năm Bảy Bảy và chuyển từ công con sang công liên kết.
6 tháng đầu năm, lợi nhuận lao dốc
Trong quý II/2022, Năm Bảy Bảy ghi nhận doanh thu đạt 93,37 tỷ đồng, giảm 76,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 0,41 tỷ đồng, giảm 99,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 36,4% lên 51%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 66,5% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 94,6 tỷ đồng về 47,65 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 67,2%, tương ứng giảm 82,73 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 30,8%, tương ứng giảm 24,16 tỷ đồng về 54,34 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 59,9%, tương ứng giảm 12,82 tỷ đồng về 8,57 tỷ đồng; lợi nhuận khác ghi nhận lỗ 13,93 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 5,38 tỷ đồng, tức giảm 19,31 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp - chi phí tài chính - chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), quý II, Công ty ghi nhận lỗ 15,26 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 42,36 tỷ đồng, tức giảm thêm 57,62 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Như vậy, lợi nhuận cốt lõi âm, hoạt động khác ghi nhận lỗ, Công ty chỉ thoát lỗ nhờ ghi nhận doanh thu tài chính 40,32 tỷ đồng.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Năm Bảy Bảy ghi nhận doanh thu đạt 169,16 tỷ đồng, giảm 69,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 1,96 tỷ đồng, giảm 98,8% so với cùng kỳ.
Trong năm 2022, Công ty dự kiến tổng doanh thu 800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 102 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành được 1,9% kế hoạch lợi nhuận năm và cách rất xa kế hoạch năm.
Dòng tiền âm kỷ lục từ khi niêm yết tới nay
Bên cạnh lợi nhuận lao dốc, dòng tiền kinh doanh cũng âm. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh chính âm 696,7 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 178,6 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 1.122,9 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 1.822,7 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.
Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, Công ty đã tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh thâm hụt và phục vụ mở rộng đầu tư.
Được biết, cổ phiếu NBB niêm yết trên sàn HoSE từ năm 2009 tới nay. Trong đó, xét về dòng tiền từ khi niêm yết tới nay, chưa năm nào dòng tiền âm kỷ lục như 6 tháng đầu năm 2022, năm dòng tiền âm lớn nhất là năm 2010 với giá trị âm 594,11 tỷ đồng.
Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Năm Bảy Bảy tăng 44,9% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.964,9 tỷ đồng lên 6.338,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu dài hạn đạt 1.608,2 tỷ đồng, chiếm 25,4% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn đạt 1.586,7 tỷ đồng, chiếm 25% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 1.428,2 tỷ đồng, chiếm 22,5% tổng tài sản; tồn kho đạt 1.202 tỷ đồng, chiếm 19% tổng tài sản và các tài sản khác.
Trong kỳ, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 83% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 647,8 tỷ đồng lên 1.428,2 tỷ đồng; tồn kho tăng 29,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 270,7 tỷ đồng lên 1.202 tỷ đồng. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, Công ty đã tăng mạnh tồn kho và các khoản phải thu, điều này đã góp phần dẫn tới dòng tiền kinh doanh chính âm kỷ lục từ khi niêm yết tới nay.
Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 157,8% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.872,8 tỷ đồng lên 3.059,9 tỷ đồng và chiếm 48,3% tổng nguồn vốn.
Như vậy, Công ty đã tăng vay nợ trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền này chủ yếu chảy vào tồn kho và các khoản phải thu.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/9, cổ phiếu NBB tăng 1.250 đồng lên 19.300 đồng/cổ phiếu.

-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt -
ĐHĐCĐ FPTS: Cổ đông chất vấn sự hỗ trợ từ FPT và mục tiêu lợi nhuận đi lùi -
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu -
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính -
Gỗ Đức Thành muốn bán bớt tài sản để tái đầu tư hoặc trả bớt nợ vay dài hạn -
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn