-
Số lượng khách thuê đất giảm, VRG chỉ đạt 71% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Chủ thương hiệu Vodka Hà Nội thua lỗ năm thứ 9 liên tiếp -
Lỗ 2 quý liên tiếp, Nhiệt điện Hải Phòng vẫn vượt kế hoạch lợi nhuận năm -
Vimarko dành hơn 22% tài sản mua biệt thự, sắp huy động 31 tỷ đồng từ cổ đông -
Cổ phiếu “cắm đầu”, cổ tức 0 đồng, AIG xin chi thù lao "khủng" cho Chủ tịch
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa thông báo chào bán lô cổ phần đang sở hữu tại Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco 8) theo hình thức đấu giá.
Cụ thể, SCIC dự kiến bán đấu giá hơn 10,8 triệu cổ phần đang sở hữu tại Cienco 8, tương đương 14,8% vốn doanh nghiệp này. Giá khởi điểm cho lô cổ phần là hơn 209 tỷ đồng, tương đương 19.270 đồng/cổ phần.
Cienco 8 tiền thân là Ban Xây dựng 64, được thành lập ngày 23/6/1965. Tới năm 1995, cái tên Cienco 8 chính thức ra đời theo quyết định của Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2014.
Được biết đến là cánh chim đầu đàn trong ngành xây dựng giao thông, từ năm 1989 đến nay, Cienco 8 đã tham gia thực hiện hàng ngàn dự án xây dựng hạ tầng như: đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, đường Láng - Hoà Lạc, Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường Vành đai 3 Hà Nội, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì… Cienco 8 cũng tham gia các dự án trọng điểm quốc gia như Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành và hàng trăm công trình cầu đường khác ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Ngoài lĩnh vực xây dựng công trình, Cienco 8 đã và đang mở rộng hoạt động sang các mảng bất động sản, khai khoáng, vật liệu xây dựng, thương mại, đầu tư dự án. Cienco 8 hiện có 10 công ty con, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, lắp máy, địa ốc, xuất nhập khẩu.
Theo Bản công bố thông tin về đợt đấu giá, Cienco 8 hiện có 73,5 triệu cổ phần đang lưu hành, với 3 cổ đông lớn gồm SCIC sở hữu 14,8% cổ phần, ông Lương Minh Tường (40,9%) và bà Đinh Thị Hương Giang (18%). Ông Tường và bà Giang lần lượt là Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐQT của Cienco 8.
Mặc dù Cienco 8 không có công ty mẹ, nhưng doanh nghiệp này có sự liên hệ chặt chẽ với hệ sinh thái Tập đoàn Phúc Lộc của Chủ tịch Lương Minh Tường. Vợ chồng ông Tường và bà Giang cũng được biết tới là Chủ tịch và Phó chủ tịch Tập đoàn Phúc Lộc - một doanh nghiệp lớn trong ngành xây dựng, hạ tầng của tỉnh Ninh Bình.
Trong danh sách 5 dự án lớn mà Cienco 8 đang tham gia thi công có Gói thầu 3.4 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành do liên danh các nhà thầu thực hiện, trong đó có Cineco 8 và Phúc Lộc.
Mặc dù hoạt động kinh doanh của Cienco 8 thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, song cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.
Báo cáo tài chính năm 2023 của Cienco 8 cho thấy, doanh thu hợp nhất bình quân 3 năm (2021 - 2023) và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 1.433 tỷ đồng và 24,1 tỷ đồng. Kết quả này tích cực hơn nhiều so với giai đoạn thực hiện cổ phần hóa với các khoản lỗ 44 tỷ đồng năm 2012, lỗ 92,54 tỷ đồng năm 2013 và lỗ 13,3 tỷ đồng trong năm 2014.
Năm 2024, Cienco 8 đặt mục tiêu giá trị sản lượng xây lắp 1.310 tỷ đồng, doanh thu tăng 8,53% so với thực hiện năm 2023, nhưng đến nay, Công ty chưa công bố báo cáo tài chính 2024.
Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của Công ty đạt 2.611 tỷ đồng. Đáng chú ý, Cienco 8 đang trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi lên tới 299 tỷ đồng. Các khoản phải thu này đều không xác định được giá trị có thể thu hồi, trong đó lớn nhất là khoản phải thu với CTCP Xây dựng công trình giao thông 874, lên tới 73,5 tỷ đồng; CTCP Cienco 892 là hơn 61 tỷ đồng…
Nợ phải trả ở mức 1.849 tỷ đồng, chiếm 70,8%. Tuy nhiên, vay và nợ thuê tài chính (ngắn hạn và dài hạn) của Cienco 8 là hơn 220 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ không lớn. Phần lớn nợ vay của Công ty được ghi nhận là người mua trả tiền trước (ngắn hạn và dài hạn) lên tới 816 tỷ đồng - có thể xem là “lương khô” của doanh nghiệp.
Đơn vị tư vấn cho đợt chào bán cổ phần là CTCP Chứng khoán FPT đánh giá, Cienco 8 đang tận dụng đòn bẩy tài chính để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của Công ty cũng cho thấy, mặc dù vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng Cienco 8 đã sử dụng vốn hiệu quả.
Nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính, giải quyết khó khăn về nguồn vốn, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tháng 6/2024, Cienco 8 đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng. Theo đó, năm 2024 và các năm tiếp theo, Cienco 8 tiếp tục tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu các khoản nợ, tập trung nguồn vốn để tham gia thi công các gói thầu.
Cienco 8 cho biết, đã tăng vốn điều lệ lên 735 tỷ đồng từ ngày 30/12/2024.
-
SCIC có dễ thoái vốn khỏi Cienco 8? -
Cổ phiếu “cắm đầu”, cổ tức 0 đồng, AIG xin chi thù lao "khủng" cho Chủ tịch -
EVNGENCO3 sản xuất 26,437 tỷ kWh điện, đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế xã hội -
Cao su Sao Vàng dự kiến đạt 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2025 -
CTCP Đầu tư Nam Long chậm nhưng có chắc? -
PVT đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng năm 2025 -
Yeah 1 chốt quyền mua cổ phiếu
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land