
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
-
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh
-
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện
-
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số
-
Thực phẩm bổ sung Chitose quảng cáo thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh -
Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ hộp xốp đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc
Thời gian gần đây, một số trang thông tin điện tử nước ngoài đưa tin về một đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều ca mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) và nhận định dịch bệnh lây lan nhanh với triệu chứng tương tự như cúm, Covid-19.
Tuy nhiên, theo Sở Y tế TP.HCM, HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trong các năm 2023 và 2024.
Sở Y tế TP.HCM thông tin thêm, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM năm 2024 ghi nhận số ca viêm đường hô hấp dao động từ 16.000 - 18.000 ca mỗi tháng trong 8 tháng đầu năm và tăng trong 3 tháng cuối năm.
Các bệnh hô hấp có xu hướng gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh, tuy nhiên hiện tại chưa ghi nhận những biến động bất thường về số ca mắc cũng như tình trạng bệnh nặng tại các bệnh viện.
![]() |
Caption ảnh |
Về tác nhân gây bệnh, kết quả báo cáo từ chương trình nghiên cứu tác nhân viêm phổi cộng đồng hợp tác giữa đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) với Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Khánh Hoà, Viện Pasteur Nha Trang và Trung tâm bệnh truyền nhiễm quốc gia Singapore (thuộc dự án PREPARE) cho thấy, tác nhân gây bệnh vẫn là các virus và vi khuẩn phổ biến.
Cụ thể kết quả xét nghiệm 103 bệnh nhân viêm phổi cộng đồng (gồm 56 trẻ em và 47 người lớn) nhập viện từ tháng 7 – 12/2024 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM cho kết quả, HMPV chiếm tỷ lệ nhỏ với 12,5% ở trẻ em so với các tác nhân gây viêm phổi cộng đồng khác. Trong khi các tác nhân khác phổ biến hơn được tìm thấy ở trẻ em như vi khuẩn H. influenzae (71,4%), S. pneumoniae (42,9%), virus cúm A (25%), rhinovirus (44,6%), RSV (41,1%)…
Tác nhân phổ biến ở người lớn là vi khuẩn H. influenzae (42,6%), S. pneumoniae (27,7%) và virus cúm A (48,9%). Ngoài ra, trong đợt bùng phát viêm hô hấp trẻ em vào cuối năm 2023 tại TP.HCM, kết quả giám sát cũng ghi nhận tình trạng đa dạng tác nhân virus thường gặp,trong đó tác nhân HMPV cũng được phát hiện với tỷ lệ 15%.
Tuy nhiên, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo không chủ quan trước những diễn biến có thể xảy ra. Hiện Sở đã chỉ đạoTrung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) và các đơn vị y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, sẵn sàng triển khai hoạt động kiểm dịch y tế tại sân bay và cảng biển theo chỉ đạo của Cục Y tế Dự phòng nhằm phát hiện sớm và ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh (nếu có).
Song song đó, tiếp tục các hoạt động giám sát dịch tễ nội địa, bao gồm giám sát số ca viêm hô hấp, số ca viêm hô hấp cấp tính nặng nhập viện, giám sát các tác nhân gây viêm hô hấp và giám sát các sự kiện như phát hiện chùm ca bệnh trong trường học, nhà máy, cộng đồng… để có biện pháp xử lý kịp thời.
Human metapneumovirus (HMPV) là một loại virus thuộc họ Pneumoviridae, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001. HMPV có liên quan đến virus hợp bào hô hấp (RSV) và là một trong các tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp trên và dưới cho trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy giảm.
Virus này lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua bề mặt nhiễm virus, với nguy cơ gia tăng cao trong mùa đông và đầu mùa xuân. Các triệu chứng thường gặp như ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, sốt, trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây viêm phổi nặng.
Hiện nay, HMPV chưa có vắc-xin phòng ngừa hoặc thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của ngành y tế là điều quan trọng.

-
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
-
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh
-
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện
-
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số -
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu thu hồi sản phẩm mì chính giả của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam -
Thực phẩm bổ sung Chitose quảng cáo thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh -
Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ hộp xốp đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Tin mới y tế ngày 27/4: Gánh nặng sự cố y khoa toàn cầu -
Lấp lỗ hổng pháp lý trong kiểm soát thực phẩm chức năng -
SmartSight Premium: Bước tiến mới trong điều trị tật khúc xạ tại Việt Nam
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế