-
SATRA chuẩn bị hơn 3.500 tấn hàng phục vụ Tết Ất Tỵ 2025 -
Năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9% -
Hà Nội: Vùng trồng khoai tây vụ Đông hứa hẹn bội thu -
Việt Nam thu 4,37 tỷ USD từ xuất khẩu điều -
Lần đầu tiên sầu riêng đông lạnh chuẩn xuất khẩu bán qua livestream -
Xuất khẩu nông sản về đích ngoạn mục
Dịch bệnh không ảnh hưởng nhiều đến tiêu thụ sữa Ảnh: Đức Thanh |
Giữ thị trường nội và vươn ra thế giới
Đầu năm 2020, ngay trong thời điểm nhiều doanh nghiệp trong nước bị khủng hoảng sản xuất do thiếu nguyên liệu đầu vào, thì những tin vui vẫn liên tiếp đến với ngành sữa. Đầu tháng 4/2020, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) xuất khẩu lô hàng sữa đặc đầu tiên sang Trung Quốc; tiếp đó, doanh nghiệp này thực hiện hợp đồng xuất khẩu sữa có giá trị 20 triệu USD cho một đối tác tại Dubai.
Tính đến ngày 14/12/2020, Vinamilk đạt giá trị vốn hóa hơn 10 tỷ USD và cho thấy sự ổn định qua các chỉ số hoạt động kinh doanh trong một năm nhiều thách thức do đại dịch Covid-19.
Tính đến tháng 12/2020, Nutifood có giá trị thương hiệu 93,9 triệu USD và nằm trong top 3 công ty sữa lớn nhất Việt Nam.
Ông Võ Trung Hiếu, Giám đốc Kinh doanh quốc tế (Vinamilk) khẳng định, cùng với việc giữ vững thị phần, gia tăng độ phủ và doanh số ở thị trường gần 98 triệu dân, thì xuất khẩu tiếp tục là kênh tiêu thụ quan trọng của Vinamilk. Trong đó, thị trường gần nhưng không hề “dễ tính” là Trung Quốc còn rất nhiều tiềm năng và Vinamilk đã có những kế hoạch phù hợp để phát triển, tăng gấp đôi sản lượng xuất khẩu sang thị trường này trong giai đoạn 2020 - 2021.
Cũng trong năm 2020, Vinamilk là doanh nghiệp sữa đầu tiên của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu vào Khối Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU). Với “giấy thông hành” quan trọng này, các sản phẩm sữa xuất khẩu của Vinamilk sẽ thuận đường sang 5 thị trường trong khối EAEU.
Sau khi chạm mốc 95.000 tỷ đồng vào cuối năm 2016, doanh thu toàn ngành sữa trong nước đã vượt 100.000 tỷ đồng vào cuối năm 2017, với mức tăng trưởng gần 10%. Đến năm 2018, tổng doanh thu của ngành đạt ước 109.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2017 và chạm mức 121.000 tỷ đồng vào cuối năm 2019. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Sữa Việt Nam, năm 2020, tổng doanh thu toàn ngành sữa ước tăng khoảng 5% so với năm 2019
Tăng trưởng doanh thu ngành sữa chủ yếu nhờ vào 2 mảng chính là sữa bột và sữa nước, chiếm 70 - 75% tổng giá trị thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp đang tiếp tục ăn nên, làm ra bởi các sản phẩm đa dạng chế biến từ sữa, cả ở kênh nội địa lẫn xuất khẩu.
Tháng 10/2020, những lô sữa đậu nành thương hiệu Nuti đầu tiên của Nutifood đã lên kệ Walmart sau 2 năm đàm phán. Lô hàng đầu tiên với 10 container sản phẩm sữa đậu nành của NutiFood được phân phối tại tất cả 450 cửa hàng của hệ thống bán lẻ hàng đầu thế giới Walmart tại Trung Quốc.
“Việc gia nhập thành công thị trường Trung Quốc thông qua hệ thống Walmart tạo tiền đề để Công ty tiếp tục giới thiệu hệ sinh thái sản phẩm của mình đến 1,4 tỷ người tiêu dùng tại đây”, bà Trần Thị Lệ, CEO NutiFood tự tin cho biết.
Được biết, hiện các sản phẩm sữa của NutiFood đã xuất khẩu sang Philippines, Mỹ, Hàn Quốc…
Không “ngại” sữa nhập
Số liệu của Bộ Công thương cho thấy, năm 2020, kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của nước ta đạt hơn 1,050 tỷ USD, tăng khoảng 3,7% so với năm 2019. Sự tăng trưởng này không có nghĩa là thị trường trong nước không thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bởi trong số này, nhập khẩu các sản phẩm từ sữa để phục vụ ngành sản xuất thực phẩm, bánh kẹo cũng chiếm một tỷ lệ lớn. Xuất khẩu các loại bánh kẹo/sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam trong năm qua đạt khoảng 725 triệu USD, tăng 1,4% so với 2019.
Nhìn rộng ra, sự trưởng thành của các doanh nghiệp sữa nội thông qua việc ngày càng có thêm nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, với hệ thống nhà máy được đầu tư cả trong nước và ngoài nước đạt tiêu chuẩn của nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… đồng nghĩa với việc sữa nội không ngại cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Cụ thể, nhìn ở năng lực sản xuất, việc các doanh nghiệp liên tục mở thêm nhà máy mới và có sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường khó tính đã góp phần “giữ khung thành” trên “sân nhà” và giảm dần nỗi lo bị hàng ngoại lấn át khi mở cửa hội nhập.
Công ty Chứng khoán SSI đánh giá, các công ty lớn trên thị trường sữa Việt đang có nhiều cơ hội gia tăng thị phần, kể cả giai đoạn thị trường gặp khó do Covid-19, bởi dịch bệnh không ảnh hưởng nhiều đến tiêu thụ sữa. Đơn cử, doanh thu và lợi nhuận sau thuế 3 quý đầu năm 2020 của Vinamilk vẫn tăng trưởng trên 7% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong một chia sẻ trước đó, bà Bùi Thị Hương, Giám đốc điều hành Vinamilk khẳng định, ngành sản xuất sữa trong nước đã lớn mạnh nhanh trong giai đoạn vừa qua, điển hình là Vinamilk trong việc đảm bảo cung ứng đa dạng sản phẩm sữa cho thị trường nội địa với giá rẻ hơn nhiều sữa nhập khẩu, đặc biệt với dòng sữa bột và sữa nước. Hiện nay, riêng dòng sản phẩm sữa bột, Vinamilk đã chiếm 40% thị phần trong nước.
“Nếu không có sự nỗ lực, thì thị trường sữa nội đã do sữa ngoại thống lĩnh hết. Nghiêm trọng hơn, nếu doanh nghiệp Việt không chịu lớn, doanh nghiệp ngoại vào sẽ thôn tính thị trường, thì người tiêu dùng mãi phải chịu cảnh giá cao”, bà Hương nói.
Năm 2021, một loại hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đi vào thực thi, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), mở rộng đường cho sữa nhập khẩu vào Việt Nam với giá rẻ hơn nhờ thuế giảm theo lộ trình. Các sản phẩm sữa có lộ trình giảm thuế sớm chỉ sau 3 - 5 năm khi EVFTA có hiệu lực. Trong đó, khoảng 44% sữa và sản phẩm từ sữa có mức thuế 0% ngay khi EVFTA đi vào thực thi hoặc sau 3 năm. Phần còn lại được xóa bỏ thuế sau 5 năm.
Hiệp hội Sữa Việt Nam nhìn nhận, áp lực cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu từ EU sẽ gia tăng mạnh nhất ở phân khúc bột whey, bơ, pho-mát, khi thuế nhập khẩu đang ở mức 10 - 20% và sẽ giảm dần về 0%. Tuy nhiên, do tập quán ăn uống của người Việt Nam, giá trị thị trường của các sản phẩm này còn rất nhỏ và đây không phải là nhóm các sản phẩm mà các doanh nghiệp sữa nội tập trung khai thác.
-
Việt Nam thu 4,37 tỷ USD từ xuất khẩu điều -
Lần đầu tiên sầu riêng đông lạnh chuẩn xuất khẩu bán qua livestream -
Xuất khẩu điện tử hướng tới mốc 140 tỷ USD -
Xây dựng 2 kịch bản xuất khẩu sang Mỹ năm 2025 -
Xuất khẩu nông sản về đích ngoạn mục -
Trung tâm mua sắm mới của AEON Việt Nam với quy mô 15.000 m2 sắp khai trương tại Hà Nội -
Thứ trưởng Bộ Công thương: Vụ 3.000 tấn giá đỗ ủ hóa chất không thuộc trách nhiệm Bộ Công thương
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả