
-
Năm 2022, lợi nhuận Địa ốc Hoàng Quân tăng 334,8% chủ yếu do thoái vốn khoản đầu tư
-
Năm 2022, Vinasun có lãi trở lại 185,35 tỷ đồng
-
CTCP Bến xe miền Tây hồi phục sau đại dịch, EPS năm 2022 trên 11.750 đồng
-
SSI: Dư nợ margin giảm mạnh, cả năm lãi trước thuế hơn 2.100 tỷ đồng
-
"Quán quân" môi giới chứng khoán tăng trữ tiền mặt, lợi nhuận năm 2022 vẫn nhích nhẹ -
Hụt doanh thu dự án Khu dân cư Lộc An, lợi nhuận D2D giảm 90,5% trong năm 2022
Thiếu vốn đầu tư và dòng tiền bị mắc kẹt tại các dự án dở dang được xem là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận chưa tương xứng với tiềm năng của doanh nghiệp này.
![]() |
Hiệu quả thấp
Tiền thân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Sông Đà, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) là một trong những doanh nghiệp bất động sản sở hữu quỹ đất lớn.
Có quy mô và tiềm năng nhất phải kể đến Dự án Nam An Khánh, được cấp phép đầu tư từ năm 2004, trên diện tích 312 ha tại huyện Hoài Đức (TP. Hà Nội). Đây là dự án được đánh giá cao về tiềm năng lợi nhuận nhờ lợi thế về hạ tầng giao thông ngay sát Đại lộ Thăng Long nối liền với trung tâm TP. Hà Nội.
Dù sở hữu quỹ đất dồi dào, giá vốn rẻ tại nhiều vị trí đắc địa trong bối cảnh thị trường bất động sản sôi động, song những năm qua, kết quả kinh doanh của Sudico lại không thể bứt phá. Từ năm 2015 đến nay, lợi nhuận liên tục giảm. Kết thúc năm 2020, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ chỉ đạt 30,6 tỷ đồng, chưa bằng 1/3 kết quả thực hiện năm 2019. So với quy mô tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, các hiệu suất sinh lời tương ứng đều rất thấp.
Tại đại hội đồng cổ đông năm 2021, lãnh đạo Sudico đã trình và được cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh với 1.155 tỷ đồng doanh thu và 155 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Dù kế hoạch lợi nhuận tăng 38,4% so với thực hiện trong năm 2020, nhưng con số này vẫn khá nhỏ so với quy mô tài sản và nguồn vốn lên đến hơn 7.000 tỷ đồng.
Cũng cần lưu ý thêm rằng, Sudico có tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên lợi nhuận trước thuế báo cáo khá cao (năm 2020, tỷ lệ này là 63,3%). Sau khi phân bổ thêm lợi ích cổ đông thiểu số tại các đơn vị thành viên, lợi nhuận sau thuế của cổ đông Sudico còn lại thấp hơn đáng kể.
Kết thúc quý đầu năm nay, mặc dù báo cáo doanh thu hợp nhất đạt 159,2 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 35,1 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ thu về chỉ 20,08 tỷ đồng.
Kỳ vọng chuyển mình hậu thoái vốn nhà nước
Một trong những nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh của Sudico khá khiêm tốn được đánh giá do thiếu hụt nguồn vốn và dòng vốn lớn bị găm giữ nhiều tại các dự án dở dang.
Báo cáo tài chính của Sudico cho thấy, tính đến cuối quý I/2021, chi phí đầu tư dở dang là 5.830 tỷ đồng, chiếm tới 83,2% tổng tài sản của Công ty (7.009,6 tỷ đồng).
Trong đó, chiếm giá trị lớn nhất là Dự án Khu đô thị Nam An Khánh (3.443,7 tỷ đồng). Tiếp đó là các dự án Hòa Hải - Đà Nẵng (1.164 tỷ đồng), Văn La - Văn Khê (528 tỷ đồng), Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì (176 tỷ đồng), Dự án Tiến Xuân (153,3 tỷ đồng)… Nhiều dự án trong số này có thời gian đầu tư đã khá lâu, nhưng tiến độ triển khai chậm, nên đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm và thu hồi dòng tiền.
Việc thiếu hụt dòng tiền còn thể hiện qua việc Sudico đã liên tục trễ hẹn thanh toán cổ tức. Tháng 5/2019, Sudico đã chốt danh sách chi trả cổ tức tiền mặt năm 2017 với tỷ lệ 10%. Tháng 12/2019, Sudico chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2016 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%. Nhưng tất cả các đợt chi trả cổ tức trên đều bị lùi thời gian thanh toán, với lý do Công ty chưa thu xếp được tiền.
Thiếu vốn hiện là vấn đề nổi cộm của Sudico. Về ngắn hạn, vốn đầu tư bị chôn trong khoản mục dở dang, tiến độ đầu tư chậm, nên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Về dài hạn, chi phí lãi vay ngày càng tăng, làm giảm hiệu quả đầu tư, không tận dụng được điều kiện thị trường, thậm chí có thể bị đề nghị thu hồi, như với Dự án Sông Đà - Ngọc Vừng.
Tuy vậy, trong những năm qua, Sudico chưa hề tiến hành đợt huy động vốn từ cổ đông hoặc nhà đầu tư chiến lược, trong khi nhiều doanh nghiệp bất động sản khác đã tận dụng điều kiện thị trường thuận lợi để gọi vốn thành công, giúp tăng hiệu quả đầu tư.
Sự chậm trễ này một phần do Tổng công ty Sông Đà đang là cổ đông lớn nhất tại Sudico với sở hữu 36,65%. Tổng công ty Sông Đà là doanh nghiệp nhà nước, khiến việc tăng vốn thông qua chào bán của Sudico gặp khó khăn.
Trong bối cảnh đó, việc Tổng công ty Sông Đà chuẩn bị đấu giá toàn bộ 36,7% tổng số lượng cổ phiếu đang nắm giữ tại Sudico được kỳ vọng sẽ mở ra tương lai mới cho doanh nghiệp này.

-
CTCP Bến xe miền Tây hồi phục sau đại dịch, EPS năm 2022 trên 11.750 đồng -
SSI: Dư nợ margin giảm mạnh, cả năm lãi trước thuế hơn 2.100 tỷ đồng -
Nhà Khang Điền ghi nhận doanh thu quý IV đạt 1.234,08 tỷ đồng, tăng 109,2% so với cùng kỳ -
"Quán quân" môi giới chứng khoán tăng trữ tiền mặt, lợi nhuận năm 2022 vẫn nhích nhẹ -
PHR: Lợi nhuận quý IV/2022 tăng đột biến nhờ tiền đền bù dự án KCN VSIP 3 -
Hụt doanh thu dự án Khu dân cư Lộc An, lợi nhuận D2D giảm 90,5% trong năm 2022 -
Văn Phú - Invest báo lãi hơn 491 tỷ đồng cả năm 2022
-
1 Chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội
-
2 Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới
-
3 Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
-
4 GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản): “Chúng ta cần những con người Việt Nam có tinh thần dân tộc”
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/1
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm