Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhỏ: Đừng đợi "nước đến chân mới nhảy"
Bạn đang sở hữu một doanh nghiệp nhỏ với quá nhiều khoản nợ? Sau đây là những điều chủ doanh nghiệp cần biết về những cải cách mới liên quan đến Luật Phá sản.
.
Ông Lê Khánh Lâm Phó tổng giám đốc RSM Việt Nam.

Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng và khách sạn, những thiệt hại gây ra bởi đại dịch Covid-19 đã khiến các chủ sở hữu rơi vào hoàn cảnh khó khăn về tài chính. Chúng tôi đã làm việc với khách hàng đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu để xác định kịch bản nào sẽ đảm bảo việc phát triển kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp nhỏ.

Kế hoạch này liên quan đến việc cải cách, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn về tài chính hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Theo cải cách, chủ doanh nghiệp vẫn giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh doanh hàng ngày trong lúc tiến hành thực hiện kế hoạch tái cơ cấu đã được lập thành văn bản với các chủ nợ.

Chuyên viên tái cơ cấu doanh nghiệp được chỉ định sẽ làm việc với doanh nghiệp và các chủ nợ để phát triển và thực hiện bảng kế hoạch, hay còn gọi là Thỏa thuận nợ doanh nghiệp.

Về cơ bản, đây là mô hình tái cơ cấu con nợ (Ban giám đốc được giữ lại quyền kiểm soát) đang sở hữu và quy trình mất khả năng thanh toán, trái ngược với chế độ Quản lý tự nguyện, khi chỉ một người điều hành được nắm quyền kiểm soát và đưa ra tất cả quyết định cho hoạt động kinh doanh.

Các cải cách nhằm khuyến khích những doanh nghiệp gặp khó khăn sớm tìm kiếm sự hỗ trợ (từ khi có dấu hiệu đầu tiên của việc mất khả năng thanh toán). Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy một công ty mất khả năng thanh toán, chẳng hạn như không đủ tiền thanh toán nợ, không có cách nào để huy động thêm quỹ, không thể trả nợ thuế hoặc trả lương và các quyền lợi cho nhân viên. Điều này giúp gia tăng cơ hội thực hiện tái cơ cấu thành công, mang lại kết quả tích cực cho chủ nợ và các bên liên quan.

Những lợi ích của kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp nhỏ

Kế hoạch tái cơ cấu có thể mang lại nhiều lợi ích nếu chủ doanh nghiệp có thể tận dụng một cách hiệu quả.

Trước tiên, kế hoạch có thể rút ngắn quy trình vỡ nợ, điều mà các công ty khó khăn đang phải đối mặt.

Thứ hai, việc áp dụng hiệu quả kế hoạch tái cơ cấu sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và các áp lực tài chính.

Cuối cùng và cũng rất quan trọng, đây là một giải pháp rất tốt để đưa doanh nghiệp thoát khỏi khủng hoảng.

Thời điểm doanh nghiệp nhỏ cần kế hoạch tái cơ cấu

Có nhiều hình thức dành cho một kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tham khảo và bổ sung các nội dung vào thời điểm thích hợp để thực hiện dưới đây vào kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp của mình.

Đầu tiên, kế hoạch có thể bao gồm thỏa hiệp giữa các khoản nợ với các khoản hoàn trả thu được từ lợi nhuận hoặc doanh thu trong tương lai, hoặc kết hợp với các khoản thu hồi tài sản khác hoặc ứng trước tiền mặt. Doanh nghiệp cần có các phương án tái cơ cấu khi xảy ra tranh chấp giữa các bên thành viên và cổ đông; Ban giám đốc hoặc rộng hơn là các nhóm gia đình.

Kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp nhỏ cần chuẩn bị tốt công tác quản lý khủng hoảng để ứng phó khi đội ngũ quản lý chủ chốt ốm đau, qua đời hoặc mất khả năng lao động đột ngột để đảm bảo sự ổn định và đánh giá được tính khả thi của kế hoạch. Các chiến lược rút lui cũng nên được chuẩn bị sẵn sàng để hoàn tất việc bán doanh nghiệp và thỏa hiệp các khoản nợ nếu có (tức là giảm thiểu rủi ro thiệt hại tài chính nghiêm trọng trong khi rút lui và/hoặc nghỉ hưu), từ đó mang lại sự ổn định và đánh giá được mức độ khả thi.

Chúng tôi khuyến khích lập kế hoạch trả nợ đơn giản với việc hoãn trả nợ được thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này sẽ cho phép thanh lý các tài sản khó bán, hoặc thực hiện tái cấp vốn cho khoản nợ phức tạp có bảo đảm để trả đầy đủ cho chủ nợ hoặc theo một tỷ lệ đã thỏa thuận.

Ngoài ra, kế hoạch tái cơ cấu có thể bao gồm việc cắt giảm quy mô nhân sự và (hoặc) tái triển khai các nguồn lực hiện có nhằm đảm bảo khả năng hoạt động liên tục bằng cách xoay trục kinh doanh, mở rộng phạm vi sản phẩm và dịch vụ. Hơn nữa, các công ty có thể xem xét việc đóng băng các khoản nợ kéo theo dòng vốn mới hoặc vốn cổ phần thông qua đầu tư riêng biệt, bao gồm cả nợ thu xếp vốn cổ phần.

Cuối cùng, các công ty có thể cân nhắc đề cập đến quan hệ hợp tác, liên doanh với các đối tác quan trọng, nhà cung cấp hay các bên liên quan khác như bên cho thuê, cũng như các thỏa thuận tài trợ của nhà cung cấp và các tình huống bán và cho thuê lại.

Doanh nghiệp có rất nhiều lựa chọn, điều quan trọng là phải suy nghĩ và hành động một cách chiến lược để đảm bảo kế hoạch là “khả thi” và “có khả năng sẽ thành công”, tuân thủ theo quy định của pháp luật. Nếu đang lo ngại việc mất khả năng thanh toán, chủ doanh nghiệp phải hành động kịp thời để giảm thiểu trách nhiệm pháp lý của bản thân với tư cách là người điều hành và gia tăng cơ hội tái cơ cấu thành công.

Doanh nghiệp của bạn có đủ điều kiện để tái cơ cấu hay không?

Có nhiều tiêu chí chuyên môn khác nhau để xác định doanh nghiệp có đủ điều kiện hay không, bao gồm việc xem xét khả năng vỡ nợ và mức độ nợ phải trả của công ty tại một thời điểm.

Nếu các chủ nợ chấp thuận kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp, Ban giám đốc sẽ tiếp tục giữ quyền điều hành và doanh nghiệp có thể tiếp tục kinh doanh với sự bảo trợ từ các chủ nợ tham gia.

Nếu các chủ nợ từ chối kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp, công ty và Ban giám đốc có thể xem xét các lựa chọn khác, bao gồm thanh lý tự nguyện, chẳng hạn như quy trình thanh lý hợp lý mới.

Đừng chần chừ cho đến khi quá muộn, hãy tìm đến chuyên gia tái cơ cấu doanh nghiệp nhỏ để nhận được những lời khuyên đáng tin cậy.

Những lời khuyên phù hợp và thực tế rất quan trọng trước khi doanh nghiệp tiếp cận quy trình tái cơ cấu.

Sự kết hợp giữa cố vấn giải pháp thực tế, chuyên gia tái cơ cấu doanh nghiệp có kinh nghiệm và linh hoạt (đã đăng ký theo luật) sẽ đảm bảo mang lại kết quả thành công cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn và các bên liên quan, chẳng hạn như các chủ nợ.

Dù đang giữ lập trường nào, điều quan trọng là Ban giám đốc phải nhớ rằng, cần phải luôn quyết định với sự cẩn trọng trong suốt quá trình Chính phủ phản ứng đối phó với đại dịch.

EVNNPC giảm 100% điện chiếu sáng tại công sở, cắt ít nhất 50% điện cho điều hòa,
Các đơn vị tận dụng tối đa ánh sáng và gió tự nhiên tại văn phòng làm việc, tiết kiệm triệt để điện năng tại nơi làm việc để hỗ trợ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư