-
EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp -
Doanh nghiệp gia đình Việt đang nhìn thấy cơ hội "trăm năm tuổi" -
THACO nhịp nhàng kế hoạch đầu tư mới, hướng mốc doanh thu 1 tỷ USD xuất khẩu nông sản -
Bắc Ninh định kỳ đối thoại “không khoảng cách” để gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, doanh nhân -
Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã âm thầm lớn lên, thành đầu đàn, dẫn dắt -
Hoà Phát với giấc mơ Top 20 ngành thép thế giới
Đề nghị này được Chủ tịch Sun Group đưa ra tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội cuối tuần trước.
Ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch Sun Group phát biểu tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội. |
“Chúng tôi mong muốn được xem xét tiếp tục triển khai các dự án đầu tư mới theo hình thức BT, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng kết nối tại các điểm, khu du lịch. Có thể áp dụng công thức này cho hàng không và cảng biển...”, Chủ tịch Sun Group Đặng Minh Trường kiến nghị với lãnh đạo Chính phủ.
Theo ông Trường, Chính phủ cần huy động tối đa nguồn lực của tư nhân vào đầu tư hạ tầng thông qua hình thức đối tác công - tư (PPP).
Ý kiến của ông Trường như một động thái ủng hộ sự tái xuất của loại hợp đồng BT mà Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật PPP đưa ra. Cụ thể, tiếp tục áp dụng loại hợp đồng BT thanh toán bằng tiền và thanh toán bằng quỹ đất theo hướng đổi mới toàn diện cách thức thực hiện và thanh toán cho nhà đầu tư.
Như vậy, nếu được chấp thuận, dự án BT mới sẽ không chỉ có trong cơ chế đặc thù, áp dụng ở 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP.HCM và Nghệ An.
Phải nhắc lại, từ ngày 1/1/2021 đến nay, không có dự án BT mới nào được triển khai, do Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công -tư (PPP) đã dừng áp dụng phương thức đầu tư này. Tại thời điểm hiệu lực của Luật PPP, nhiều dự án BT được công bố trước đó, trong đó có những dự án do Sun Group làm chủ đầu tư như dự án đường Võ Thị Sáu kéo dài, dự án Cầu Tứ Liên cùng đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên... đã phải dừng lại.
Tuy nhiên, các bước lựa chọn nhà đầu tư chắc sẽ phải đợi tới vì Điều 40 về loại hình BT ở Luật Thủ đô sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2025, chậm hơn hiệu lực chung là 1/1/2025.
Nguyên nhân là trước đó, một số dự án đầu tư theo hình thức BT không có mục tiêu đầu tư phù hợp, không cần thiết; giá trị công trình BT được xác định không chính xác; đa số dự án có suất đầu tư cao hơn so với dự án sử dụng vốn đầu tư công; việc lựa chọn nhà đầu tư chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức chỉ định thầu không cạnh tranh; công tác giám sát bị xem nhẹ dẫn đến chất lượng công trình không bảo đảm…
Trong Hội nghị Hoàn thiện cơ chế thực hiện loại hợp đồng BT mới đây, ông Trần Hào Hùng, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thẳng thắn, dù có nhiều bất cập trong thực hiện loại hợp đồng BT, nhưng không thể phủ nhận những đóng góp của các dự án BT thời gian qua trong góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai. Thực tế, nhiều địa phương mong muốn triển khai dự án BT và nhiều nhà đầu tư vẫn rất quan tâm hình thức đầu tư này.
Vấn đề ở đây là cơ chế quản lý, giám sát hình thức này như thế nào.
Hiện tại, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật PPP đang yêu cầu tổng mức đầu tư phải được xác định chính xác, tránh nâng khống giá trị công trình; phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; cơ chế thanh toán cho nhà đầu tư phải được xác định cụ thể, minh bạch ngay từ giai đoạn lập dự án.
Ngoài ra, cũng bổ sung loại hợp đồng BT không yêu cầu thanh toán để áp dụng đối với các công trình kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công do nhà đầu tư tự đề xuất đầu tư xây dựng và chuyển giao cho Nhà nước mà không yêu cầu thanh toán chi phí đầu tư xây dựng.
Song, vẫn còn một số câu hỏi đang được tiếp tục đặt ra.
Như, có nên hạn chế lĩnh vực, loại công trình được áp dụng cơ chế BT (như quy định của Luật Thủ đô, Nghị quyết bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An).
Xác định lợi nhuận của nhà đầu tư thế nào để tránh trường hợp lãi chồng lãi, lợi nhuận chồng lợi nhuận; giải pháp giảm thiểu rủi ro chậm thanh toán dẫn đến phát sinh lãi trả chậm...
Đặc biệt, các câu hỏi về quỹ đất nào được sử dụng để thanh toán, nên có điều kiện gì hay việc xử lý giá trị chênh lệch giữa giá trị công trình BT và giá trị quỹ đất... đang không dễ trả lời.
Đây chính là những rào cản cho quyết định có hay không cho phép loại hình BT tái xuất và cả quyết định của chính quyền khi có hay không chọn hình thức BT khi thực hiện các dự án đầu tư.
-
Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã âm thầm lớn lên, thành đầu đàn, dẫn dắt -
Hoà Phát với giấc mơ Top 20 ngành thép thế giới -
Ngày Doanh nhân Việt Nam, nói về Luật Doanh nghiệp và quản trị tốt -
Gemadept rót tiền vào cảng Nam Đình Vũ; VinFast huy động 2.000 tỷ trái phiếu; Hòa Phát chạy thử Dung Quất 2 -
Sứ mệnh tiên phong của doanh nghiệp Việt Nam -
Quảng Ninh: Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp là trách nhiệm của chính quyền -
Top 25 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam của Brand Finance gọi tên Viettel, FPT, Vietjet
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Đâu là điểm đến mới cho dòng tiền đầu tư tại các thủ phủ công nghiệp?
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City