-
Già hóa dân số và căn bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi -
TP.HCM thành lập tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch sởi tại trường học -
Cứu trợ y tế cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi mưa lũ -
Phát hiện đột quỵ não sau cơn đau đầu -
TP.HCM: Khẩn trương gửi 30.000 “Túi thuốc gia đình” hỗ trợ các tỉnh chịu ảnh hưởng bão Yagi -
Safpo/Potec tiêm miễn phí vắc-xin uốn ván cho người dân vùng lũ
Sốt xuất huyết là bệnh gây sốt cấp tính do virus Dengue gây ra, được truyền cho người qua vết đốt của muỗi vằn (Aedes aegypti) mang virus.
Sau khi hút máu người mang virus Dengue từ 4-10 ngày, muỗi bắt đầu truyền bệnh sốt xuất huyết cho đến hết vòng đời của chúng. Muỗi cái nhiễm virus Dengue còn chứa virus trong buồng trứng và truyền virus cho lăng quăng và các thế hệ muỗi kế tiếp.
Những nơi trú ẩn và sinh sôi của muỗi vằn. |
Vòng tuần hoàn của bệnh sốt xuất huyết có thể hiểu như sau người mang virus → muỗi vằn → những người xung quanh. Cụ thể là sau khi muỗi đốt người bị bệnh, virus từ máu người bệnh sẽ truyền sang tế bào muỗi và tồn tại trong khoảng 12 ngày.
Trong thời gian này, số lượng virus được nhân lên bên trong cơ thể muỗi, lây lan đến các tế bào thuộc nhiều bộ phận khác nhau cho đến khi lan đến tuyến nước bọt của muỗi. Khi đốt người khác, muỗi sẽ truyền virus sang cơ thể họ.
Muỗi vằn sinh sống ở những nơi mà nhiều người không hề ngờ tới như lọ hoa, xô chậu lau nhà, khay đựng bình nước nóng lạnh, khay nước nhỏ phía sau tủ lạnh, lốp xe, xoong nồi, chai nhựa, bát vỡ, mảnh sành, vỏ dừa đọng nước mưa… Ở trong nhà, muỗi thường ở những nơi như tủ quần áo, gầm giường, góc tủ, chăn màn…
Sốt xuất huyết không phải là bệnh lây trực tiếp từ người sang người, vì vậy, có thể chủ động đề phòng bằng cách diệt muỗi hoặc tránh bị muỗi đốt bằng một số biện pháp đơn giản:
Đậy kín các dụng cụ chứa nước
Muỗi cái đẻ trứng ở những nơi có nước đọng, sau 2 - 3 ngày, trứng muỗi nở thành bọ gậy (lăng quăng), sau đó phát triển thành muỗi vằn. Do đó, để loại bỏ nơi đẻ trứng và trú ẩn của muỗi, cần thực hiện các biện pháp sau:
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước, loại bỏ những nơi có nước ứ đọng. Cọ rửa thành lu, hồ, phuy chứa nước thường xuyên để hạn chế trứng muỗi bám vào thành.
Có thể thả cá nhỏ, cá bảy màu vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng/bọ gậy. Chú ý những đồ trang trí như bình đựng hoa cũng cần được vệ sinh thay nước thường xuyên.
Thu gom vật dụng phế thải trong nhà
Ngoài những nơi ẩm ướt thì khu vực tích tụ rác thải sinh hoạt cũng có thể thu hút muỗi và là môi trường tốt cho muỗi sinh sôi. Vì vậy, không thể bỏ qua việc thu gom và xử lý rác.
Vứt rác thải đúng nơi quy định, tuyệt đối không xả rác bừa bãi. Thu gom và hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ…
Dùng rèm che, màn chống muỗi
Nếu ngủ trong môi trường bình thường không có thiết bị chống muỗi thì giăng màn là cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả.
Đặc biệt là ở những vùng nông thôn, những nơi có nhiều ao tù, nước đọng thì giăng màn là điều tất yếu. Nên chú ý giặt màn thường xuyên bởi màn bẩn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng. Đồng thời nên kiểm tra và xử lý các vết rách trên màn một cách cẩn thận để tránh muỗi xâm nhập.
Mặc quần áo dài tay
Để làm giảm nguy cơ bị muỗi đốt, bạn nên mặc quần áo có đủ độ dày và độ rộng để che kín da, đồng thời ưu tiên những bộ quần áo sáng màu khi đi làm vườn hoặc đến những nơi nhiều muỗi.
Bôi thuốc chống muỗi
Bôi thuốc chống muỗi là cách phòng chống sốt xuất huyết cho trẻ em và người lớn rất hiệu quả. Trong các sản phẩm này có chứa hợp chất DEET có tác dụng đuổi côn trùng, đặc biệt là muỗi, khiến muỗi không dám lại gần.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm thuốc chống muỗi khác nhau. Lưu ý nên chọn mua và sử dụng sản phẩm thuộc thương hiệu uy tín, có nguồn gốc và chất lượng đảm bảo để không gây tác dụng phụ cho da.
Dùng thuốc diệt muỗi, tinh dầu hoặc nhang trừ muỗi
Dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi cũng là cách phòng bệnh sốt xuất huyết phổ biến, tạo ra vùng an toàn tránh xa muỗi. Ngoài ra, một số gia đình còn áp dụng biện pháp xông tinh dầu vừa giúp đuổi muỗi, vừa tạo cảm giác thư giãn và thoải mái.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn chỉ nên mua các sản phẩm trên với xuất xứ rõ ràng, đã qua kiểm định chất lượng.
Phát quang bụi rậm
Bụi rậm được cho là nơi sinh sản mà muỗi cực kỳ ưa thích vì khá ẩm ướt và mát mẻ. Đặc biệt, vào mùa mưa, bụi rậm luôn bị tồn đọng nước nên những nơi có nhiều bụi rậm sẽ có nhiều muỗi hơn, nhất là ở nông thôn - nơi có nhiều vườn tược, ruộng đồng. Để triệt tiêu môi trường sinh sản của muỗi, chúng ta nên phát quang các bụi rậm thường xuyên, tạo môi trường thông thoáng cho khu vực xung quanh nhà ở.
Phối hợp địa phương phun hóa chất phòng dịch
Để hóa chất diệt muỗi phát huy hiệu quả tốt nhất, các địa phương nên phun thuốc định kỳ 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa. Đồng thời, mỗi người cũng nên tích cực phối hợp bằng cách chủ động dọn vệ sinh môi trường và nhà ở để công tác phun thuốc được diễn ra nhanh gọn, đồng đều. Lúc phun thuốc, người dân nên thu dọn thực phẩm, đóng kín các cửa sổ và lỗ thông gió để muỗi được tiêu diệt hiệu quả. Bên cạnh đó, người dân cũng nên rời khỏi nhà trong 30 phút - 1 tiếng để hóa chất không gây hại cho sức khỏe.
Bên cạnh các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết kể trên, nếu phát hiện bản thân hoặc người xung quanh có dấu hiệu mắc sốt xuất huyết cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Nhiều người cho rằng, vừa mắc sốt xuất huyết xong sẽ không mắc lại bệnh. Đây là quan niệm chưa hẳn đúng. Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra có 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Cả 4 chủng virus này đều có khả năng gây bệnh.
Vì vậy, nếu người từng mắc sốt xuất huyết, trong thời gian mắc bệnh cơ thể có thể tạo ra kháng thể. Tuy nhiên, miễn dịch được tạo thành chỉ đặc hiệu đối với từng chủng riêng lẻ. Người bệnh có thể sẽ không nhiễm lại chủng virus cũ nhưng vẫn có thể nhiễm chủng mới nên có thể tái mắc sốt xuất huyết.
Nhiều người cho rằng khi sốt xuất huyết chỉ uống bù điện giải không nên uống nước dừa vì không có tác dụng bù nước và khó nhận biết biến chứng.
Điều này là hoàn toàn sai lầm, trong sốt xuất huyết, việc sốt cao mấy ngày liên tục sẽ khiến bệnh nhân bị mất nước, mất dịch. Việc bù dịch đơn giản nhất là cho bệnh nhân uống Oresol.
Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân khó uống Oresol. Việc này có thể thay thế bằng uống nước dừa, nước cam, nước bưởi, nước chanh để bù lại lượng dịch đã mất. Hơn nữa, các loại quả trên chứa nhiều khoáng chất và vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng và tăng sự vững bền của thành mạch.
Nhiều bố mẹ có những xử trí không đúng khi con bị sốt xuất huyết. Khi thấy bé có nốt xuất huyết bầm tím thì cho rằng phải cắt lễ để lấy bớt máu độc sẽ nhanh khỏi.
Việc này có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu không cầm. Đây là đường vào cho vi trùng xâm nhập, có thể gây rối loạn đông máu nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
-
Phát hiện đột quỵ não sau cơn đau đầu -
TP.HCM: Khẩn trương gửi 30.000 “Túi thuốc gia đình” hỗ trợ các tỉnh chịu ảnh hưởng bão Yagi -
Ngỡ mắc viêm xoang hóa ra là ung thư vòm họng -
Safpo/Potec tiêm miễn phí vắc-xin uốn ván cho người dân vùng lũ -
Hà Nội liên tiếp thu hồi thuốc kém chất lượng -
Ngăn ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể -
Tin mới y tế ngày 13/9: Giám sát, xử lý các bệnh truyền nhiễm trong mưa lũ
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3