-
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Trong số này có gần 60 loại thuốc sản xuất trong nước, còn lại là thuốc do nước ngoài sản xuất. Với gần 60 thuốc sản xuất trong nước, có 6 loại thuốc được cấp số đăng ký 3 năm; số còn lại được cấp đăng ký trong thời hạn 5 năm.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa cấp số đăng ký lưu hành mới cho gần 200 loại thuốc nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu trong khám chữa bệnh. |
Đối với thuốc nước ngoài, có gần 100 loại thuốc được cấp số đăng ký có thời hạn 5 năm; số còn lại có thời hạn 3 năm. Cùng đó, Cục Quản lý Dược cũng gia hạn cho 5 loại thuốc nước ngoài khác trong thời gian 5 năm.
Các thuốc được cấp số đăng ký lần này thuộc các nhóm thuốc điều trị bệnh lý thông thường đến điều trị bệnh lý chuyên khoa đặc trị như tiêu hóa, tiểu đường, tim mạch, cơ xương khớp, hô hấp, chống nhiễm khuẩn, ung thư, kháng sinh, kháng viêm…
Cũng về thuốc chữa bệnh, ngày 22/2, Hội đồng đàm phán giá thuốc Bộ Y tế đã đàm phán thành công 64 loại thuốc còn lại trong số 69 loại thuốc biệt dược gốc mời thầu.
Đây là thuốc Navelbine điều trị ung thư (hàm lượng 10mg, dạng tiêm; 20mg và 30mg là thuốc viên). Kết quả đàm phán giá 3 thuốc này giảm được khoảng hơn 5%, tiết kiệm được khoảng 40 tỷ đồng.
Thống kê của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho thấy hiện tổng số lượng mặt hàng thuốc có giá kê khai được công bố đến hết năm 2022 là: 65.452 thuốc (tăng 1.446 thuốc so với năm 2021, tăng 3.359 thuốc so với năm 2020 và tăng 5.980 thuốc so với năm 2019).
Số lượng mặt hàng thuốc có giá trúng thầu được công bố qua các năm như sau: Năm 2020: 93.733; năm 2021: 85.486 và năm 2022:81.063.
Về các biện pháp quản lý giá thuốc, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, trên cơ sở tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc theo cơ chế thị trường, theo quy định của pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước, Bộ Y tế sẽ triển khai một số nội dung sau để quản lý giá thuốc.
Cụ thể, Bộ Y tế sẽ sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý giá thuốc để khắc phục khó khăn, bất cập và để phù hợp với tình hình thực tế.
Đề xuất Chính phủ xem xét báo cáo Quốc hội sửa đổi quy định tại Luật Dược năm 2016 theo hướng tập trung quản lý giá thuốc (kê khai, kê khai lại giá) đối với các thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu, các nhóm thuốc, danh mục thuốc có ít cạnh tranh, có nguy cơ độc quyền hoặc có trị giá cao.
Tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý giá thuốc quy định tại Luật Dược năm 2016 (Điều 107): Kê khai giá thuốc; đấu thầu thuốc; niêm yết, công bố công khai thông tin giá thuốc.
-
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam -
Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻ -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Hà Nội sẽ xây dựng 5 tổ hợp y tế chất lượng cao -
Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up