
-
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế
-
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce
-
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao?
-
Giá vàng nhảy múa áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng, tỷ giá vượt đỉnh
-
Vàng tăng chóng mặt khi Mỹ công bố thuế đối ứng, giá SJC gần 103 triệu đồng/lượng -
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi
![]() |
Nhiều chuyên gia cho rằng, tín dụng bất động sản thực ra chưa hề đáng lo và đang được Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ, nên không có dấu hiệu tăng trưởng quá nóng. |
Tín dụng bất động sản tăng nhanh trong thời gian qua đã thu hút được sự chú ý của giới quan sát và các chuyên gia, đồng thời cũng đã có nhiều ý kiến cảnh báo ngân hàng cũng như các cơ quan quản lý cần theo dõi chặt chẽ và cẩn trọng với sự phát triển “nóng” của thị trường này.
Ngày 15/6, HSBC là tổ chức tiếp theo đưa ra những cảnh báo đối với lĩnh vực bất động sản.
Theo các nhà phân tích của HSBC, dịch bệnh Covid-19 dai dẳng phủ bóng lên những rủi ro ảnh hưởng đến tăng trưởng, mà đối với Việt Nam, đó chính là ngành bất động sản. Bởi lẽ, bất động sản đóng góp 5 - 15% cho GDP của ASEAN, tỷ lệ này ở Việt Nam là khoảng 8%. Quan trọng hơn hết, những ký ức về hiện tượng “bong bóng” nhà đất năm 2007 - 2012 kéo theo khủng hoảng ngân hàng kéo dài vẫn còn là nỗi ám ảnh trong tiềm thức chung. Mặc dù ngành ngân hàng đã dần gượng dậy, dư nợ bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Theo HSBC, hiện tượng trên đã thu hút sự quan tâm của các nhà làm chính sách. Ngân hàng Nhà nước cũng đang phải thận trọng cân bằng giữa việc hạn chế tín dụng đổ vào bất động sản với nỗ lực giảm thiểu rủi ro trước mắt do Covid-19 đối với ngành này.
Trung tuần tháng 4/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng kêu gọi các ngân hàng thương mại tăng cường hoạt động kiểm soát rủi ro, thông báo đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát chặt tín dụng đổ vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, trong đó bao gồm bất động sản. Tăng trưởng tín dụng nhanh chóng từ đầu năm 2021 được coi là nguyên nhân chính.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, trong 3 năm qua, tăng trưởng tín dụng nhóm bất động sản không có quá nhiều biến động và giảm dần qua các năm.
Cụ thể, năm 2018, tăng trưởng tín dụng bất động sản khoảng 26,6%, năm 2019 là 21,53%. Đến năm 2020, do tác động của dịch bệnh Covid-19, nên chỉ tăng 11,89% (thấp hơn tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế). Tới quý I/2021, tín dụng cho lĩnh vực này của ngành ngân hàng ước tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này không có gì đột biến, thậm chí thấp hơn khá nhiều so với mức tăng của quý I/2019 là 5,19%.
Vietcombank cho biết, đến cuối năm 2020, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản chỉ ở mức 33.000 tỷ đồng, chiếm chưa đầy 4% tổng dư nợ cho vay. Còn nếu tính cả cho vay cá nhân mua nhà để ở thì đạt hơn 230.000 tỷ đồng, chiếm 27,4% tổng dư nợ. Tuy vậy, hầu hết các khoản vay mua nhà của cá nhân đều có tài sản đảm bảo giá trị cao, nợ xấu rất thấp.
Chia sẻ về chiến lược năm 2021 - 2025, ông Jens Lottner, Tổng giám đốc Techcombank cho hay, ngân hàng này tiếp tục tập trung vào mảng bất động sản và khẳng định, Techcombank từng có ưu thế rất lớn trong mảng cho vay mua nhà thế chấp. Tuy nhiên, hiện nay, các ngân hàng khác cũng đang cố gắng để bắt kịp ngân hàng trong lĩnh vực này.
Nhiều chuyên gia cho rằng, tín dụng bất động sản thực ra chưa hề đáng lo và đang được Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ, nên không có dấu hiệu tăng trưởng quá nóng. TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho rằng, theo tính toán, tín dụng kinh doanh bất động sản thực tế chỉ khoảng 600.000 - 650.000 tỷ đồng, tương đương 7% tổng dư nợ nền kinh tế, tức không quá lớn. Chưa kể, trong tổng dư nợ cho vay bất động sản có gần 2/3 là cho vay mua, sửa nhà - lĩnh vực cần khuyến khích vì phục vụ nhu cầu thực của người dân.
Từ những phân tích trên, các chuyên gia cho hay, việc lo ngại rủi ro cho các ngân hàng là không cần thiết, bởi thực tế, Ngân hàng Nhà nước đang quản khá chặt chẽ nguồn tín dụng này.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho hay, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế. Tín dụng tăng trưởng theo hướng mở rộng, tập trung cho vay với lĩnh vực ưu tiên, sản xuất, kinh doanh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, dự án BOT, BT giao thông và tăng cường quản lý rủi ro cho vay đời sống, tín dụng tiêu dùng.
Nguyên tắc năm nay, Ngân hàng Nhà nước phân bổ chỉ tiêu tăng tưởng tín dụng (room tín dụng) trên cơ sở ưu tiên các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay và tham gia hỗ trợ khách hàng. Trong quá trình điều hành, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động, năng lực quản trị, khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh… Theo đó, các ngân hàng ưu tiên rót vốn vào lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích, quản trị rủi ro tốt… sẽ được Ngân hàng Nhà nước cấp hạn mức tín dụng cao hơn.
-
Vàng tăng chóng mặt khi Mỹ công bố thuế đối ứng, giá SJC gần 103 triệu đồng/lượng -
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi -
Ngân hàng dự báo lãi suất huy động tăng trở lại trong quý II/2025 -
Nam A Bank cho vay chuỗi cung ứng thủy sản lãi suất chỉ từ 3,25%/năm -
Agribank công bố báo cáo tài chính: Giữ vững thị phần top đầu, nợ xấu giảm, bao phủ nợ xấu tăng -
Vietbank sẽ chuyển sàn niêm yết trong năm 2025-2026 -
Vàng quốc tế giảm nhiệt sau lập đỉnh lịch sử, giá SJC vẫn neo 102 triệu đồng
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn