-
Khai thuế, nộp thuế thay không tạo gánh nặng cho chủ sàn thương mại điện tử -
Chứng khoán Kỹ thương sẽ nâng vốn điều lệ gấp 9 lần ngay trong năm 2024 -
Lộc Trời đề nghị biện pháp ngăn chặn cựu CEO Nguyễn Duy Thuận -
VN-Index giảm phiên thứ ba liên tiếp, xuống sát 1.270 điểm -
Giao dịch ảm đạm, tài khoản chứng khoán mở mới giảm một nửa so với tháng 8 -
Công ty chứng khoán top 3 thị phần phái sinh - sức hút từ tính năng công nghệ ưu việt
Tháng 9, nhiều yếu tố ủng hộ tích cực
Chưa kể phiên chốt tháng 31/8, VN-Index ghi nhận tăng hơn 81 điểm trong cả tháng 8. Cùng với sự gia tăng về điểm số, thanh khoản cải thiện đáng kể, toàn thị trường bình quân trong tháng 8 đạt hơn 5.600 tỷ đồng/phiên, tăng hơn 21% so với cùng kỳ.
Trong đó, thanh khoản thông qua khớp lệnh tăng 27%, đạt 4.398 tỷ đồng.
Tuy khối ngoại bán ròng hơn 1.800 tỷ đồng trong tháng 8, nhưng dòng tiền của các tổ chức trong nước lại ghi nhận tăng mua hơn 2.100 tỷ đồng, tạo động lực cho đà tăng của chỉ số. Trước đó, tháng 7, nhà đầu tư nội có giá trị giao dịch bán ròng 440 tỷ đồng.
Thông thường, sau giai đoạn tăng khá tích cực, thị trường cần nhịp điều chỉnh để cân bằng trở lại.
Nhịp điều chỉnh dự báo có thể diễn ra trong tháng 9, nhưng trên nền tảng thị trường tích cực hơn và dòng tiền xoay vòng nhanh hơn. Các lớp cổ phiếu sau khi tăng nóng sẽ nhường lại các lớp sau tăng tiếp, đó là diễn tiến nhiều nhà đầu tư chờ đợi.
Tâm lý tích cực của nhà đầu tư trong nước được hậu thuẫn bởi một số yếu tố, trong đó có việc chỉ số chứng khoán Mỹ liên tục lập đỉnh.
Cùng với đó, dù có thêm những ca nhiễm Covid-19 mới, nhưng thực tế Việt Nam đang kiểm soát hiệu quả đà lây lan của đại dịch.
Mùa khai trường vẫn được tổ chức vào đầu tháng 9 theo thông lệ hàng năm. Những diễn tiến này khiến nhiều người kỳ vọng, các hoạt động kinh tế sớm trở lại bình thường.
Trong khi các kênh đầu tư như vàng, ngoại tệ, bất động sản đang chững lại, lãi suất tiền gửi giảm mạnh, dòng tiền lỏng đã và sẽ ưu tiên đổ vào chứng khoán là điều dễ dự báo.
Trên thế giới, cuộc chạy đua tìm ra vắc-xin chống Covid-19 của nhiều quốc gia đang nhen nhóm hy vọng đại dịch sẽ được chặn lại trong tương lai không xa và kinh tế sẽ phục hồi dần từ cuối năm 2020.
Những kỳ vọng tích cực tác động đến diễn biến thị trường tháng 8, nhưng câu chuyện đáng quan tâm là tháng 9 sẽ thế nào.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) cho rằng, hoạt động kinh tế sẽ sôi động hơn trong những tháng cuối năm khi Chính phủ thúc đẩy mạnh đầu tư công, thoái vốn nhiều doanh nghiệp nhà nước và kích thích kinh tế tiêu dùng quay lại là hiệu ứng quan trọng tác động đến chứng khoán.
Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương các nước đang và sẽ tiếp tục bơm tiền, hạ lãi suất, do vậy, cơ hội đầu tư hấp dẫn không còn quá nhiều.
Khi các nền kinh tế bắt đầu đà hồi phục và mở cửa dần trở lại, dòng vốn ngoại sẽ săn lùng cơ hội mạnh hơn và Việt Nam là một điểm đến.
Tuy nhiên, theo ông Khanh, các yếu tố này có thể thay đổi rất nhanh nếu đại dịch và những biến cố chính trị gây hoảng loạn tâm lý thị trường. Vì thế, trong sự lạc quan chung, nhà đầu tư vẫn cần quan sát kỹ để có hành động phù hợp.
Tháng 8, dòng vốn ngoại vào thị trường Việt Nam qua các quỹ ETF khá tích cực. Quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) có 3 tháng hút ròng vốn liên tiếp (từ tháng 6 đến 8) với tổng giá trị hơn 26 triệu USD.
Nhiều quỹ mới đang đón đầu lựa chọn những thị trường còn nhiều tiềm năng như Việt Nam để giải ngân, nổi lên như Quỹ CTBC Vietnam Equity Fund (CTVOF).
Hoạt động thoái vốn doanh nghiệp nhà nước và tăng vốn tại nhiều doanh nghiệp tới đây có thể làm lộ diện một số tên tuổi mới.
Theo ông Nguyễn Anh Khoa, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Agribank (AGR), hiện tại, thị trường đang được chi phối bởi thông tin và kỳ vọng.
Kỳ vọng đến từ hiệu ứng đầu tư công, dòng vốn ngoại và các chính sách hỗ trợ kinh tế của Chính phủ sẽ ngấm vào doanh nghiệp. Do đó, thị trường tháng 9 có nhiều yếu tố tích cực hơn tiêu cực.
Cùng góc nhìn về tháng 9, ông Vũ Minh Ðức, Trưởng phòng cao cấp, Phòng Nghiên cứu và Phân tích, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng, chứng khoán thế giới đang khởi sắc, tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát, đó là điều kiện thuận lợi để thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục đà hồi phục.
Về phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index đang vượt lên trên đường MA10 của đồ thị tháng tại 850 điểm, nên VCSC kỳ vọng VN-Index có xu hướng kiểm định kháng cự MA20 tại vùng 915 - 920 điểm.
Dòng tiền luân chuyển linh hoạt
Ở giai đoạn dịch bệnh mới xuất hiện, dòng tiền chủ yếu tập trung ở nhóm bluechips và một số cổ phiếu hưởng lợi từ dịch bệnh. Khi thị trường gần như hồi phục, dòng tiền lan tỏa đến nhiều nhóm cổ phiếu hơn.
Cổ phiếu trong một số ngành dù đang khó khăn, nhưng cũng có tín hiệu vực dậy như dầu khí, dệt may, thủy sản… được đón nhận dòng tiền đầu tư, dù không lớn.
Nhiều cổ phiếu sau giai đoạn phá đáy trở nên rẻ hơn, trong đó có những mã đã về mức giá thấp hơn 30 - 40%, lại trở nên hấp dẫn.
Tuy nhiên, tương lai thị trường vẫn chờ đợi ở nhóm ngân hàng, vì đây là ngành xương sống, mang tính định hướng và có tỷ trọng lớn trên sàn niêm yết. Ðiều thú vị là nhiều cổ phiếu ngân hàng đang có mức giá khá tốt, là vùng giá có thể tích lũy cho mục tiêu dài hạn. Bên cạnh đó, cổ phiếu của một số ngành có thể hưởng lợi như bất động sản khu công nghiệp, xây dựng, nguyên vật liệu và bán lẻ… vẫn giữ nguyên vị thế hấp dẫn. Ðây là những nhóm đón đầu trực tiếp xu hướng chuyển dịch dòng vốn quốc tế cùng với hoạt động đầu tư công, thúc đẩy tiêu dùng nội địa từ nay kéo dài sang năm sau.
Hiện tại, dòng tiền lỏng khá dồi dào trên thị trường, các ngành/mã cổ phiếu có câu chuyện đầu tư hoặc có tín hiệu tích cực là sẽ hút tiền khá tốt. Theo AGR, có hai nhóm sẽ thu hút dòng tiền mạnh nhất trong tháng 9.
Thứ nhất là ngành/nhóm cổ phiếu thanh khoản thấp, chưa tăng giá giai đoạn vừa qua trong khi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ổn định. Thứ hai là nhóm bluechips có kết quả kinh doanh tháng/quý duy trì được sức tăng trưởng, dù định giá cổ phiếu đã không còn rẻ nữa.
“Ðặc điểm của nhịp tăng trường tới đây là không tăng đồng loạt mà theo phân lớp cổ phiếu theo quy mô và/hoặc theo nhóm ngành. Ðiểm số có thể biến động nhẹ và sự phân hóa diễn ra rộng. Tuy nhiên, nếu chọn điểm mua hợp lý thì thị trường vẫn mang lại cơ hội sinh lời ngắn hạn cho nhà đầu tư. Tôi cho rằng, diễn biến này sẽ tiếp tục duy trì trong tháng 9 tới”, ông Vũ Minh Ðức dự báo.
Trên thị trường tháng 8, câu chuyện đầu tư công và dòng vốn vào các cổ phiếu Top đầu và kín room ngoại đang và sẽ tiếp tục dẫn dắt. Chính vì vậy, việc theo sát diễn biến giải ngân đầu tư công ở các hạng mục để xem cổ phiếu nào được lợi nhiều nhất để sớm “chớp” cơ hội cũng là một chiến lược phù hợp với những nhà đầu tư nhanh nhạy.
-
Lộc Trời đề nghị biện pháp ngăn chặn cựu CEO Nguyễn Duy Thuận -
Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Nhắm đích cuối năm 2025 -
VN-Index giảm phiên thứ ba liên tiếp, xuống sát 1.270 điểm -
Giao dịch ảm đạm, tài khoản chứng khoán mở mới giảm một nửa so với tháng 8 -
Công ty chứng khoán top 3 thị phần phái sinh - sức hút từ tính năng công nghệ ưu việt -
Masan Meatlife phát hành 1,64 triệu cổ phiếu ESOP bằng nửa thị giá -
"Sao đổi ngôi" trong top 3 thị phần chứng khoán phái sinh
-
1 Có thể phải điều chỉnh thời gian hoàn thành Dự án sân bay Long Thành -
2 Vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Những con số mặn đắng nước mắt -
3 Đánh thuế bất động sản thứ hai: Người đi thuê hoặc mua nhà ở thực sẽ chịu thiệt -
4 Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Nhắm đích cuối năm 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10
- Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến TP. Munich
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong