-
Khuyến cáo tiêm vắc-xin để phòng chống dịch bạch hầu -
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ -
Tự ý bó lá chữa gãy xương: Bài học từ ca bệnh thuyên tắc phổi nguy hiểm -
Công nghệ 3D giúp loại bỏ biến chứng cho bệnh nhân sau khi thay khớp háng
ThS. Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia phòng tác hại thuốc lá, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư đã nêu quan điểm của WHO với thuốc lá điện tử tại Việt Nam.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm (ở giữa) và bác sĩ Nguyễn Thị An (bên trái) trong một chương trình Toạ đàm về thuốc lá điện tử do Báo Đầu tư tổ chức. |
Đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, WHO khuyến nghị Quốc hội cần ban hành Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá sửa đổi để cấm thuốc lá điện tử. Tuy nhiên, để ban hành được luật thì mất nhiều thời gian, nên WHO khuyến cáo trước mắt cần ban hành nghị quyết cấm nhập khẩu, sản xuất và bán sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam.
Việc này càng sớm càng tốt và giao cho cơ quan có trách nhiệm thực thi lệnh cấm. Phải có nghị quyết mới có chế tài để ngăn chặn tiếp tục gia tăng thuốc lá mới trong giới trẻ, nhằm bảo vệ, ngăn chặn thế hệ trẻ tương lai của đất nước nghiện nicotine.
“Sau khi ban hành nghị quyết, cần bổ sung điều khoản này vào Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá sửa đổi”, bác sĩ Tuấn Lâm nói.
Đồng quan điểm, bác sĩ Nguyễn Thị An, Giám đốc Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam cũng cho rằng, chúng ta cần ban hành khẩn cấp các biện pháp nhằm ngăn chặn sản phẩm này lưu hành gây hại cho thế hệ trẻ.
Giám đốc Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam cho biết, các tổ chức sản xuất, buôn bán thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang có những chiến lược, cách thức nhắm thẳng vào giới trẻ.
Các chiến lược thường tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm với hình thức đẹp, bắt mắt dễ hấp dẫn trẻ em như hình hộp sữa, cái bút, thỏi son, dán các hình hoạt hình ngộ nghĩnh vào các sản phẩm.
Đồng thời họ tạo ra nhiều loại hương vị trẻ em yêu thích như hương vị xoài, táo, chanh leo để thu hút trẻ với giá rẻ. Ví dụ, sản phẩm thuốc lá điện tử hình hộp sữa giá 150.000 đồng cho 8.000 lần hút. Những sản phẩm có số lần hút thấp hơn giá khoảng 30.000-80.000 đồng.
Các nhà sản xuất cũng thường sử dụng hình ảnh những người nổi tiếng, người giới trẻ thần tượng để quảng cáo sản phẩm, bán hàng.
Người đại diện Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam cho biết, thuốc lá điện tử hiện quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội với những lời quảng cáo như “thuốc lá điện tử ít hại hơn thuốc lá truyền thống”, “thuốc lá điện tử hàng xách tay chuẩn giá rẻ" bất ngờ thu hút sự quan tâm và sử dụng của giới trẻ.
Các sản phẩm này không chỉ bán tại nhiều cửa hàng chuyên bán thuốc lá điện tử, còn ở quán tạp hóa, quán trà đá, trước cổng trường. Từ đó, học sinh dễ dàng tiếp cận và mua sử dụng.
Cũng nói về vấn đề này, theo TS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm thuốc lá điện tử.
Tại Mỹ từ năm 2020, các hương liệu (trừ bạc hà, hương thuốc lá) bị cấm trong thuốc lá điện tử. Hiện quốc gia này đang xem xét nguy cơ hương vị thuốc lá, bạc hà.
Ủy ban Châu Âu và Canada cũng làm tương tự. Riêng Trung Quốc đã cấm tất cả các thuốc lá điện tử chứa hương liệu từ năm 10/2022.
Đại diện Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, thuốc lá điện tử hoàn toàn có hại sức khỏe, mở đầu xu hướng lạm dụng, nghiện, phơi nhiễm các hóa chất tổng hợp của con người không thể kiểm soát.
“Nghiện thuốc lá điện tử gây ra một loạt bệnh tật mới và gây chi phí khổng lồ cho y tế. Vì vậy, cần ngay lập tức cấm lưu hành thuốc lá điện tử ở Việt Nam. Cần cấm hoàn toàn, không thử nghiệm, không cần đánh giá, theo dõi", TS.Nguyên nhấn mạnh.
-
Hà Nội: Lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội -
Tin mới y tế ngày 26/11: Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để dịch bạch hầu -
Bốn ca tử vong, dịch cúm A nguy hiểm thế nào? -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Dịch sởi tăng cao, nhiều ca bệnh chưa tiêm vắc-xin -
Những điểm mới nhất về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ năm 2025 -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng