-
VN-Index tăng phiên thứ tư liên tiếp, lên 1.288 điểm -
Hơn 277.000 tỷ đồng trái phiếu được huy động -
Tracodi thay Tổng giám đốc -
Tổng giám đốc Vàng bạc đá quý Phú Nhuận muốn bán 500.000 cổ phiếu PNJ -
Vốn ngoại trở lại cổ phiếu Hòa Phát -
BaF Việt Nam sắp phát hành 65 triệu cổ phiếu
Nộp thuế lớn, nhưng chưa đủ
Năm 2023, Tổng cục Thuế triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Việt Nam trở thành một trong những nước đi đầu trong khu vực ASEAN trong việc thu thuế qua Cổng thông tin điện tử đối với nhà cung cấp nước ngoài.
Đến nay, đã có 74 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Trong đó, 32 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký nộp thuế mới đến từ Mỹ, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore, Thụy Sỹ... Các ông lớn như Facebook, Google, Microsoft, TikTok, Netfix, Apple, Nitendo đều đã nộp thuế trực tiếp qua cổng thông tin điện tử này.
“Tổng số thuế các nhà cung cấp nước ngoài đã nộp năm 2023 là 8.096 tỷ đồng, trong đó có 6.896 tỷ đồng được khai, nộp trực tiếp qua cổng thông tin điện tử và 1.200 tỷ đồng do các bên Việt Nam khấu trừ nộp thay”, Tổng cục Thuế cho biết.
Đáng chú ý là, sau một năm buộc các sàn thương mại điện tử cung cấp thông tin, năm 2023, số thu từ thương mại điện tử đối với các tổ chức, cá nhân trong nước đạt 536,5 tỷ đồng. Cơ quan thuế cũng truy thu, xử lý vi phạm khoảng 275 tỷ đồng từ 179 doanh nghiệp và 1.061 cá nhân kinh doanh trên sàn...
Tuy nhiên, theo số liệu tại Sách Trắng thương mại điện tử của Bộ Công thương, tổng giá trị hàng hóa và tiêu dùng thương mại điện tử tại Việt Nam dự kiến đạt 21,3 tỷ USD năm 2023 và 57 tỷ USD năm 2025. Hiện khoảng 60% dân số tham gia mua sắm, tương đương 57 - 60 triệu người tiêu dùng mua sắm trực tuyến. Như vậy, lĩnh vực này vẫn chưa được thu đúng, thu đủ.
“Năm 2023, chúng ta đã đột phá vào vấn đề thương mại điện tử xuyên biên giới, năm 2024 tập trung vào thương mại điện tử trong nước, cùng với các giải pháp thuế khác, thì mới hoàn thành được nhiệm vụ thu”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá.
Hiện hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới. Tuy nhiên, nhà cung cấp ở nước ngoài thường chậm trễ hoặc gặp khó khăn khi thực hiện nghĩa vụ thuế trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại quốc gia sở tại. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều cá nhân, hộ kinh doanh kiếm thu nhập “khủng” từ các nền tảng như YouTube, Google, Facebook..., hay trên các sàn thương mại điện tử, nhưng chưa chịu nộp thuế.
Trên thực tế, cơ quan thuế các địa phương gặp khó khăn trong quản lý đầy đủ các nguồn thu, xác định đối tượng nộp thuế, xác định căn cứ tính thuế, phân biệt rõ loại thu nhập, làm cơ sở đánh thuế, kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế và kiểm soát dòng tiền.
Vẫn chưa thu đúng
Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết, hiện có rất nhiều vướng mắc trong quản lý thuế thương mại điện tử. Hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử thường không có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, không có địa chỉ kinh doanh rõ ràng. Nhiều trường hợp còn sử dụng thông tin cá nhân của người khác để đăng ký kinh doanh, nên khó quản lý được chính xác đối tượng. Một đối tượng có thể có nhiều gian hàng trên một sàn và nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử, cũng như mạng xã hội, gây khó khăn trong xác định căn cứ tính thuế.
Tại nhiều địa phương, các chủ sàn thương mại điện tử chưa cung cấp đầy đủ thông tin các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn; chưa khai thác hết dữ liệu trên cổng thông tin của Tổng cục Thuế do giới hạn phân quyền. Với các trường hợp kinh doanh có thuê đơn vị giao nhận thu hộ tiền bán hàng (COD), dù có ký hợp đồng thuê, nhưng các đơn vị giao nhận chưa cung cấp, hoặc cung cấp nhưng không xác định được tên, mã số thuế của tổ chức, cá nhân bán hàng để quản lý thuế.
Với các tổ chức, cá nhân cư trú trong nước có phát sinh thu nhập từ cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trên các nền tảng số (sản xuất nội dung số, ứng dụng số qua Google, Facebook, Netflix…), cơ quan thuế gửi yêu cầu cho 56 ngân hàng, song chỉ 15 ngân hàng phản hồi.
Được biết, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan nhằm tăng cường trách nhiệm trong việc khai thuế, nộp thuế và cung cấp thông tin cho cơ quan thuế của các chủ thể có liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, như chủ sở hữu sàn giao dịch, nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam, các đơn vị vận chuyển, ngân hàng, trung gian thanh toán…
Tổng cục Thuế cũng nghiên cứu xây dựng/thuê ngoài công cụ tự động thu thập dữ liệu của các đối tượng kinh doanh theo hình thức kinh doanh trực tuyến qua các kênh website kinh doanh của đối tượng kinh doanh, sàn giao dịch, mạng xã hội. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu từ các nguồn thông tin từ người nộp thuế, thông tin quản lý thuế của cơ quan thuế, thông tin từ kết quả thanh tra, kiểm tra và thông tin từ bên thứ ba. Xây dựng mô hình quản lý rủi ro đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, theo đó áp dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý dữ liệu lớn, đưa ra các cảnh báo với trường hợp có rủi ro về thuế.
Theo ông Nguyễn Bằng Thắng, Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế), cơ quan thuế sẽ áp dụng phân tích dữ liệu lớn để xác định, không bỏ sót, bỏ lọt các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài có doanh thu phát sinh tại Việt Nam mà chưa đăng ký, kê khai thuế đúng quy định.
Đồng thời, tích cực phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước trong việc chia sẻ, kết nối dữ liệu nhằm nâng cao công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Đặc biệt, thời gian tới, sẽ đẩy mạnh kết nối dữ liệu giữa các bộ, ngành phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, đảm bảo an ninh tiền tệ.
-
Hơn 277.000 tỷ đồng trái phiếu được huy động -
Tracodi thay Tổng giám đốc -
Phiên 10/10: Cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ bị bán mạnh, FPT và MSN hút dòng tiền -
Dòng vốn ngoại đang quay lại với chứng khoán Việt -
Biến đổi chủ tại công ty chứng khoán nhỏ, "miếng bánh" thị phần có được chia lại? -
Tổng giám đốc Vàng bạc đá quý Phú Nhuận muốn bán 500.000 cổ phiếu PNJ -
Vốn ngoại trở lại cổ phiếu Hòa Phát
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10 -
2 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
3 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
4 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
5 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số