Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Thứ trưởng Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân bội thu ngân sách
K.T - 29/05/2022 08:51
 
Một vấn đề mà dư luận là vừa phấn khởi vừa băn khoăn hiện nay là bội thu ngân sách trong bối cảnh doanh nghiệp vừa mới phục hồi, đang khó khăn.
Thứ trưởng Bộ tài chính Võ Thành Hưng (Ảnh: VGP)
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng (Ảnh: VGP)

Trao đổi tại Toạ đàm “Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Chuyên gia kinh tế cho biết, một vấn đề mà theo dư luận là vừa phấn khởi vừa băn khoăn hiện nay, đó là bội thu ngân sách. Có ý kiến nêu doanh nghiệp vừa mới phục hồi, đang khó khăn mà thu ngân sách nhiều, liệu có lạm thu? Có làm khó doanh nghiệp không?

Lý giải vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng chia sẻ, quan điểm của Chính phủ, Bộ Tài chính luôn luôn chỉ đạo trong công tác thu là bảo đảm tất cả các khoản thu phát sinh thuộc về ngân sách Nhà nước được thu đúng, thu đủ, thu kịp thời.

Đồng thời, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp trong lúc khó khăn. Tổng kinh phí miễn, giảm, giãn về thuế, phí, lệ phí năm 2021 trên 123 nghìn tỷ, trong đó miễn giảm là trên 100 nghìn tỷ.

Kết quả thu năm 2021 đến thời điểm này vượt 16,8% so với dự toán, Trung ương và cơ bản các địa phương đều đạt và vượt dự toán.

Thứ trưởng Võ Thành Hưng lưu ý, kết quả thu là so với dự toán chứ không phải so với thực hiện. Ông Hưng phân tích, nếu so với thực hiện của năm 2020 thì tổng thu ngân sách chỉ tăng khoảng 3,8%, và như vậy hoàn toàn phù hợp với tăng trưởng kinh tế có 2,8%, lạm phát trên 1,8%.

Chúng ta xây dựng dự toán 2021 đúng vào thời điểm bùng phát dịch lần thứ 3 ở Việt Nam. Nhìn ra xung quanh cả thế giới và nhiều nước trong khu vực kinh tế suy giảm rất nặng, riêng với Việt Nam, 9 tháng tăng trưởng 2,1%, thu khoảng 64%, mà nếu bình thường, 9 tháng phải thu 74-75%.

Trên cơ sở tình hình dịch bệnh lúc đó, chúng ta xây dựng dự toán 2021 có phần thận trọng, vì vậy đến tháng 9/2021, báo cáo Quốc hội, chúng ta dự báo thu ngân sách vẫn vượt dự toán. Thời điểm đó, Bộ Tài chính dự báo vượt khoảng hơn 20.000 tỷ nhưng thực tế vượt trên 22.000 tỷ, ông Hưng cho hay.

Ngoài ra, về cơ cấu, thu của nước ta dần bền vững hơn. Thu nội địa, tức là thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước ngày càng chiếm vị trí chủ đạo. Kết quả thu cũng phản ánh xu thế chung, đó là trong điều kiện kinh tế khó khăn như vậy nhưng niền tin của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, vào nền kinh tế Việt Nam vẫn rất tốt. Thu hút FDI trong năm 2021 vẫn tăng tới 9% so với 2020 trong bối cảnh chúng ta khó khăn về dịch bệnh. 

Đồng tình với Thứ trưởng Bộ Tài chính, TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhận định vấn đề lạm thu rất khó xảy ra bởi phải có căn cứ pháp luật để thu, “không phải muốn thu thế nào thì thu”.

Thêm vào đó, Bộ Tài chính đã áp dụng hoá đơn điện tử, số hoá nhiều hoạt động, rất minh bạch. Bởi vậy, khi thu đúng, thu đủ thì số thu tăng.

“Có thể trước kia không minh bạch, giấu doanh thu, bây giờ đã số hoá, hoá đơn điện tử giúp Bộ quản lý nhanh hơn. Đây cũng là xu hướng lành mạnh, rất đáng nghi nhận”, ông Dũng nói.

Thu từ nhà, đất tăng cao, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đặt dấu hỏi về công tác dự báo
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã có Báo cáo thẩm tra về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, tình hình triển khai...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư