-
Việt Nam trong ASEAN: Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường -
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công
Tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã tạm dừng thu phí từ ngày 1/1/2020. |
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 93/TB – VPCP thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi kiểm tra Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hôm 8/3.
Tại Thông báo này, bên cạnh các chỉ đạo liên quan đến việc xây dựng tuyến cao tốc BOT Trung Lương – Mỹ Thuận, Thủ tướng còn yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương lập và triển khai phương án thu phí tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản số 9311/VPCP-CN ngày 11 tháng 10 năm 2019 để khắc phục tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông trên tuyến đường này.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất chuyển đổi hình thức đầu tư đối với Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và áp dụng hình thức chỉ định thầu theo đúng Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, đầy nhanh tiến độ triển khai xây dựng cầu Mỹ Thuận 2, bảo đảm tiến độ thông tuyến đồng bộ với Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, phát huy hiệu quả đầu tư.
Trước đó, vào tháng 9/2019, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có văn bản số 2760/VPCP-CN chỉ đạo Bộ GTVT xây dựng Đề án quản lý, khai thác đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương và giao Bộ Tài chính thẩm định Đề án nêu trên.
Tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương có chiều dài toàn tuyến là 39,8 km, giai đoạn I xây dựng ở giữa 4 làn xe và 2 làn dừng xe khẩn cấp, tổng mức đầu tư hơn 9.884 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Đây là công trình đường bộ đạt chuẩn cao tốc đầu tiên tại Việt Nam, được khởi công năm 2004 và đưa vào sử dụng năm 2010.
Tuyến cao tốc này bắt đầu được Bộ GTVT thu phí từ tháng 2/2012. Tổng số tiền phí thu được từ tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương trong 2 năm (2012 và 2013) là 720 tỷ đồng. Kể từ ngày 1/1/2014, Công ty TNHH Yên Khánh quản lý và thu phí, theo Hợp đồng chuyển giao quyền thu phí với thời gian 5 năm (2014 - 2018), số phí thu được trong giai đoạn này khoảng 2.113 tỷ đồng. Nếu trừ chi phí tổ chức thu, số phí thu được của tuyến cao tốc này tính đến khi dừng thu phí đạt khoảng 2.000 tỷ đồng. Như vậy, Dự án đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương vẫn còn khoảng 6.000 tỷ đồng chưa thể hoàn vốn, trong khi Nhà nước hàng năm vẫn đang phải chi một khoản ngân sách lớn để trả gốc, lãi phát hành trái phiếu xây dựng công trình.
Trong khi đó, kể từ ngày 1/1/2019, khi hết hợp đồng chuyển nhượng quyền thu phí với CTCP Tập đoàn Yên Khánh, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tiếp nhận và giao lại cho Cục Quản lý đường bộ IV quản lý và chưa có kế hoạch thu phí trở lại, các xe container và xe tải hạng nặng đã bỏ Quốc lộ 1 tràn lên tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương để đi miễn phí.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, sau khi tạm ngưng thu phí, lưu lượng xe trên tuyến đường này tăng đột biến, khoảng 31% so với trước đây, tức là khoảng 51.000 lượt xe mỗi ngày đêm, vượt quá năng lực lưu thông của tuyến.
Do lưu lượng xe tăng trưởng quá lớn, kể từ cuối tháng 1/2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phải chấp nhận giảm tốc độ đường cao tốc TP. HCM -Trung Lương nhằm đảm bảo an toàn giao thông khi lưu lượng xe tăng cao do đường đã tạm ngừng thu phí. Cụ thể, tốc độ tối đa trên đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương hiện đã giảm từ 120 km/h xuống còn 100 km/h, tốc độ tối thiểu cũng giảm từ 80 km/h xuống 60 km/h. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều lái xe, ngay cả khi chạy quen đường, tốc độ hành trình thực tế của tuyến cao tốc này giờ chỉ còn khoảng 70 km/h.
Kết quả khảo sát độc lập từ Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình đường bộ Việt Nam (VARSI) cũng cho thấy, tuyến TP.HCM - Trung Lương đang từ đường cao tốc đạt chuẩn đã tụt hạng thành quốc lộ hạng xoàng do không kiểm soát được các thành phần, tải trọng của phương tiện tham gia giao thông…
“Đặc biệt, trên tuyến cao tốc có 13 cầu vượt sông, cầu cạn với tải trọng thiết kế lớn hơn hoặc bằng 30 tấn, nên việc không kiểm soát tải trọng của các phương tiện tham gia giao thông sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro gây hư hỏng các công trình cầu, cũng như gây mất an toàn giao thông trên tuyến”, ông Trần Chủng, Chủ tịch VARSI lo ngại.
Điều đáng nói là, trong khi tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương đang miễn phí cho các phương tiện lưu thông, thì mỗi năm, ngân sách phải chi 134 tỷ đồng để quản lý bảo dưỡng, vận hành 40 km 4 làn xe và vận hành hệ thống kiểm soát giao thông thông minh ITS. Bên cạnh đó, do tuyến đường trọng điểm kết nối TP.HCM với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã quá thời hạn sửa chữa định kỳ, nên để khôi phục lại các tiêu chí an toàn, độ nhám trong tiêu chuẩn kỹ thuật đường cao tốc, sơn kẻ mặt đường… cần thêm khoảng 345 tỷ đồng.
Hiện nay Nhà nước đã thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện. Do đó, việc tổ chức thu phí thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương có thể dẫn đến phản ứng của các đối tượng tham gia giao thông. Tuy nhiên, vướng mắc này có thể được giải quyết thông qua giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích cho người tham gia giao thông hiểu rõ do tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương là tuyến đường đem lại lợi ích cho người tham gia giao thông cao hơn so với tuyến đường song hành (Quốc lộ 1), người tham gia giao thông có quyền lựa chọn di chuyển trên tuyến Quốc lộ 1 (không phải trả thêm phí) hoặc trả phí để sử dụng đường cao tốc TP.HCM- Trung Lương đồng thời hưởng chất lượng dịch vụ và lợi ích cao hơn.
-
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công -
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết mới -
Nghệ An hoàn thành sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính quyền trước ngày 10/2/2025 -
Khắc phục bất cập khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo địa giới hành chính -
Xác định tên bộ mới khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up