
-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính
-
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
-
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
Trong tháng 10/2023, Công ty Thực phẩm Sao Ta báo cáo doanh số đạt 18,45 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm đạt 1.659 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ và sản lượng tiêu thụ nông sản thành phẩm đạt 137 tấn, giảm 33% so với cùng kỳ.
Về khu nuôi tôm, Công ty Thực phẩm Sao Ta cho biết khu nuôi cũ đang thu hoạch khoảng 80% tổng diện tích và khu nuôi mới đã thu hoạch xong trước đó, dự kiến sẽ thả nuôi lại trong tháng 11/2023.
Được biết, nếu tính theo tháng, doanh số tháng 7 đạt 21,3 triệu USD, tương đương so với cùng kỳ; tháng 8 đạt 22,4 triệu USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ là 22,1 triệu USD; tháng 9 đạt 20,3 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ.
Như vậy, sau khi có dấu hiệu tăng trưởng doanh số dương trở lại trong 8 và tháng 9, doanh số tháng 10 của Công ty Thực phẩm Sao Ta có dấu hiệu quay đầu giảm trở lại.
Điều chỉnh giảm 25% kế hoạch lợi nhuận năm 2023, về 300 tỷ đồng
Một điểm đáng lưu ý khác, sau hơn 9 tháng đầu năm 2023, Công ty Thực phẩm Sao Ta thông qua việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Trong đó, doanh thu giảm 17,5% so với kế hoạch đầu năm, tương ứng giảm 1.030 tỷ đồng, về 4.870 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế giảm 25% so với kế hoạch đầu năm, tương ứng giảm 100 tỷ đồng, về 300 tỷ đồng.
Trước đó, xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2023, Công ty Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh thu đạt 1.793,41 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận 89,29 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 10,9%, về 10,3%.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, Công ty Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh thu đạt 3.834,62 tỷ đồng, giảm 14,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 213,49 tỷ đồng, giảm 11,2% so với cùng kỳ.
Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, với lợi nhuận trước thuế đạt 215,95 tỷ đồng, Công ty Thực phẩm Sao Ta đã hoàn thành 72% so với kế hoạch lãi 300 tỷ đồng mới điều chỉnh và hoàn thành 54% so với kế hoạch lãi 400 tỷ đồng đầu năm 2023.
Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm 2023, dòng tiền kinh doanh chính của Công ty Thực phẩm Sao Ta ghi nhận âm 582,03 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 152,3 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 419,7 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận dương 471,9 tỷ đồng.
Được biết, theo dữ liệu SSI iBoard, từ năm 2018 đến năm 2022, Công ty Thực phẩm Sao Ta liên tục duy trì dòng tiền kinh doanh dương. Trong đó, dòng tiền kinh doanh dương thấp nhất là năm 2020 với giá trị dương 42,01 tỷ đồng.
Như vậy, sau 5 năm dòng tiền kinh doanh dương liên tục, Công ty Thực phẩm Sao Ta bất ngờ ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm trong 9 tháng đầu năm 2023.
Tăng dự trữ tồn kho khi hoạt động kinh doanh đi lùi trong 9 tháng đầu năm 2023
Tính tới 30/9/2023, tổng tài sản của Công ty Thực phẩm Sao Ta tăng 20,3% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 606,08 tỷ đồng, lên 3.594,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho ghi nhận 1.241,8 tỷ đồng, chiếm 34,54% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 860,8 tỷ đồng, chiếm 23,9% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 708,5 tỷ đồng, chiếm 19,7% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 345,1 tỷ đồng, chiếm 9,6% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Trong kỳ, tài sản biến động mạnh chủ yếu tồn kho tăng 33,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 312,7 tỷ đồng, lên 1.241,8 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn tăng 153,2% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 428,7 tỷ đồng, lên 708,5 tỷ đồng; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 42,1% so với đầu năm, tương ứng giảm 251,3 tỷ đồng, về 345,1 tỷ đồng…
Công ty Thực phẩm Sao Ta cho biết tồn kho tăng chủ yếu do thành phẩm tăng từ 701,8 tỷ đồng lên 905,7 tỷ đồng, tức tăng thêm 203,9 tỷ đồng; chi phí sản xuất kinh doanh dở dang từ 0 tỷ đồng, tăng lên 161,3 tỷ đồng; nguyên vật liệu tăng thêm 61,1 tỷ đồng, lên 110,8 tỷ đồng; công cụ, dụng cụ, bao bì và thiết bị, phụ tùng thay thế tăng thêm 6,31 tỷ đồng, lên 63,99 tỷ đồng …
Về phần nguồn vốn, tính tới cuối quý III, tổng nợ vay ngắn hạn tăng 123,5% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 636,4 tỷ đồng, lên 1.151,9 tỷ đồng và chiếm 32% tổng nguồn vốn.
Về diễn biến giá cổ phiếu, đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/11, cổ phiếu FMC tăng 650 đồng, lên 43.700 đồng/cổ phiếu.

-
ĐHĐCĐ FPTS: Cổ đông chất vấn sự hỗ trợ từ FPT và mục tiêu lợi nhuận đi lùi -
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu -
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính -
Gỗ Đức Thành muốn bán bớt tài sản để tái đầu tư hoặc trả bớt nợ vay dài hạn -
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
ĐHĐCĐ MIC: Lợi nhuận mục tiêu tăng 75%, đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu, trái phiếu
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn