-
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II
Cung cấp thông tin cho báo giới ngày 14/6, đại diện Bộ Y tế cho rằng, để giải quyết tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị thời gian qua đã tiến hành một loạt giải pháp như tăng cường xử lý, giải quyết việc đăng ký lưu hành, gia hạn đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc để đảm bảo nguồn cung về thuốc.
Ảnh minh họa. |
Đẩy nhanh tiến độ cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành theo quy định tại Luật Dược; đồng thời ban hành các Thông tư liên quan đến công tác đăng ký thuốc, đẩy mạnh việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đặc biệt với các quy định về hồ sơ gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc;
Tổ chức thêm các đơn vị thẩm định độc lập tại các trường đại học y, dược để đẩy nhanh tiến độ thẩm định hồ sơ cấp phép; chỉ đạo thực hiện việc điều chỉnh giá thuốc kê khai, kê khai lại đối với các mặt hàng do tăng giá khách quan;
Thực hiện phân cấp toàn diện phê duyệt thẩm quyền quyết định mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc cho các cơ sở y tế trực thuốc Bộ; đẩy nhanh tiến độ mua sắm tập trung thuốc quốc gia, đàm phán giá;
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công bố công khai thông tin thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ đấu thầu. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cán bộ, công chức y tế. Thành lập các đoàn kiểm tra, khảo sát tình hình cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế.
Đại diện Bộ Y tế cũng cho hay cơ quan này đang khẩn trương triển khai việc hình thành các trung tâm dự trữ thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung với dự kiến hình thành 3-6 trung tâm trên cả nước. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để rà soát, đề xuất sửa đổi một số nội dung đưa vào dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi.
Với những biện pháp quyết liệt nêu trên, từ đầu 2023 đến nay, Bộ Y tế đã công bố 4 đợt với tổng số 10.572 thuốc (8.204 thuốc trong nước, 2.143 thuốc nước ngoài, 225 vắc-xin, sinh phẩm) được tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành đến hết ngày 31/12/2024 theo Nghị quyết số 80/2023/QH15.
Cấp phép cho gần 3.000 thuốc chưa có số đăng ký theo quy định của Luật Dược, hiệu lực 3-5 năm; hiện có khoảng 22.000 số đăng ký thuốc có visa lưu hành với khoảng 800 hoạt chất các loại.
Đồng thời, gia hạn hiệu lực cho trên 12.500 giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế đến hết ngày 31/12/2024; cấp số lưu hành hơn 44.000 trang thiết bị y tế (loại A: 27.847 hồ sơ; loại B: 14.508 hồ sơ; loại C, D: 1.673 hồ sơ).
Về vấn nạn thiếu thuốc, thời gian gần đây, các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM liên tục tiếp nhận các trường hợp bị ngộ độc nấm, trong đó đã có trường hợp tử vong.
Các bác sĩ cảnh báo, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với ngộ độc nấm, do đó, người dân cần cẩn trọng trong việc sử dụng nấm làm thức ăn.
Thời điểm giữa tháng 5, TP.HCM có 7 bệnh nhân nhập viện do ngộ độc botulinum. Trong số đó, có 3 bệnh nhi may mắn được sử dụng thuốc giải độc (BAT đặc hiệu); 4 người còn lại mòn mỏi chờ thuốc. Tình trạng khẩn cấp này buộc các cơ sở y tế phải “kêu cứu”.
Gần một tuần sau lời kêu cứu ấy, Bộ Y tế làm việc với đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và 1 ngày sau, 6 lọ thuốc giải độc được WHO viện trợ đã về tới Việt Nam.
Tuy vậy, một bệnh nhân không kịp chờ thuốc đã tử vong, 3 bệnh nhân còn lại bị liệt hoàn toàn, thuốc giải độc cũng không có tác dụng vì đã quá thời gian chỉ định dùng thuốc.
Trước đó, tháng 8/2020, sau khi sử dụng 2 lọ thuốc giải độc được chuyển từ kho dự trữ chiến lược quốc gia của Thái Lan để cứu 2 bệnh nhân ngộ độc botulinum do sử dụng pate Minh Chay, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) đã đề nghị, Việt Nam cần có kho dự trữ thuốc hiếm quốc gia. Để cơ chế được bền vững, thì thuốc cần được bảo hiểm y tế chi trả. Đến nay, đề xuất này vẫn chưa được thực hiện.
PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, đại biểu Quốc hội, Trưởng ban Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cùng nhiều chuyên gia đã liên tục nêu ý kiến về việc cần có trung tâm dự trữ thuốc hiếm cấp quốc gia nhằm ứng phó trong tình huống phát sinh ca ngộ độc.
“Chúng tôi đã đề nghị rất nhiều lần phải thành lập trung tâm dự trữ quốc gia. Sau đó, đưa các loại thuốc, vắc-xin cần thiết vào danh mục dự trữ quốc gia để chủ động hơn trong các tình huống cấp bách”, bà Phạm Khánh Phong Lan cho biết.
Không chỉ thiếu thuốc giải độc BAT, tại TP.HCM, các bệnh viện mắt, da liễu, huyết học đang thiếu một số thuốc hiếm trong thời gian dài vì không có nhà cung ứng.
Đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết, để đáp ứng nhu cầu điều trị, các bệnh viện đã sử dụng phác đồ thay thế, nhưng bệnh nhân phải chi trả giá thuốc cao hoặc không được bảo hiểm y tế thanh toán. Đối với một số thuốc hiếm hoặc thuốc phát sinh đột xuất trong trường hợp cấp cứu, nguồn cung ứng là vấn đề rất nan giải.
Ngoài các loại thuốc trên, tình trạng thiếu thuốc điều trị bệnh lý tim mạch, tiểu đường, huyết áp, ung thư, ngay cả vắc-xin, thuốc điều trị dịch bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết.
Riêng về vắc-xin, theo báo cáo của Bộ Y tế hiện đang thiếu một số loại vắc-xin thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng, như vắc-xin DPT (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván); vắc-xin 5 trong 1 (phòng bệnh viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván và phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib), nên việc bảo đảm có vắc-xin sớm nhất là một nhiệm vụ cấp bách.
Đối với những loại vắc-xin sản xuất trong nước, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã cung ứng đủ số lượng vắc-xin của năm 2022 và gối đầu đến tháng 7/2023.
Tại Thanh Hóa, việc thiếu vắc-xin 5 trong 1 xảy ra từ cuối năm 2022 và từ tháng 2/2023, không còn vắc-xin này. Đối với vắc-xin 3 trong 1 thì bị gián đoạn cung ứng từ tháng 3/2023 đến nay.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh đang thiếu hơn 81.000 liều vắc-xin DPT-VGB-Hib (5 trong 1) và hơn 64.000 liều vắc-xin DPT (3 trong 1) phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván để tiêm cho trẻ.
Đaij diện Trung tâm Y tế TP. Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa), không có vắc-xin khiến việc tiêm chủng không đạt yêu cầu, ảnh hưởng đến tỷ lệ bao phủ vắc-xin, không đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ, nguy cơ dịch bệnh bùng phát.
-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Vì sao người gầy vẫn mắc mỡ máu cao? -
Tin mới y tế ngày 10/1: Phát hiện hơn 22.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa
-
1 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
2 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
3 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
4 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả