-
Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 phiên bản đặc biệt tổ chức tại Ocean City -
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD
Ngành xi măng kỳ vọng có thể vượt mốc tiêu thụ 100 triệu tấn. |
Kỳ vọng quý IV
Tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa trong quý III/2021 đã giảm sâu do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội, các công trình, dự án lớn bị đóng băng, chỉ đạt 11,77 triệu tấn, giảm 23,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) tiêu thụ 3,96 triệu tấn, giảm 20,8% so với cùng kỳ và chỉ bằng 71,5% so với kế hoạch.
Tiêu thụ và giá giảm sâu khiến kết quả sản xuất - kinh doanh quý III/2021 của hầu hết các doanh nghiệp ngành xi măng bị ảnh hưởng nặng nề. Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn cho biết, trong quý này, Công ty đạt doanh thu 657,3 tỷ đồng, giảm 14,5% so với quý III/2020; lợi nhuận âm 7,6 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, Công ty vẫn lãi 25 tỷ đồng, nhưng giảm gần 48% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp xi măng lớn phía Nam là Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên 1 chịu tổn thất nặng nề nhất ở đợt dịch này. Tiêu thụ xi măng trong quý III/2021 giảm 55% so với cùng kỳ, nên doanh thu thuần của Công ty giảm 48%, còn gần 1,039 tỷ đồng; lỗ sau thuế gần 20 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 148 tỷ đồng).
Ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) dự báo, tiêu thụ xi măng trong nước sẽ tăng trở lại khi dịch bệnh từng bước được khống chế, hoạt động xây dựng phục hồi và các công trường xây dựng được hoạt động trở lại. Xuất khẩu cũng rất thuận lợi do Trung Quốc gia tăng nhập khẩu nhiều loại vật liệu, trong đó có xi măng, clinker, sắt thép, tạo thêm đầu ra trong những tháng cuối năm cho ngành sản xuất này.
Nguồn: Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA); Đơn vị: tấn Đồ họa: Thanh Huyền |
Tiêu thụ cả năm sẽ vượt 100 triệu tấn
Thị trường nội địa tiếp tục là khu vực tiêu thụ chính của ngành xi măng, nhưng khoảng cách với kênh xuất khẩu đang rút ngắn lại. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch, tiêu thụ nội địa đã giảm 3 triệu tấn so với năm 2019, chỉ còn 62,1 triệu tấn, nhưng nhờ xuất khẩu tăng mạnh với 38 triệu tấn, ngành xi măng vẫn đạt doanh số tiêu thụ trên 100 triệu tấn.
Đầu năm nay, Công ty cổ phần Chứng khoán VCBS dự báo, tăng trưởng tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa sẽ đạt 4%. Nếu đạt được mức tăng này, tiêu thụ nội địa cũng chỉ xấp xỉ mức thực hiện của năm cao điểm 2019 (gần 65 triệu tấn).
Báo cáo thường niên ngành xi măng năm 2020 được xuất bản bởi Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) nhận định, thị trường tiêu thụ nội địa của ngành đang chững lại. Điều này được thấy rõ khi nhìn vào cơ cấu tiêu thụ những năm gần đây. Năm 2018, tiêu thụ nội địa đạt 63,94 triệu tấn, xuất khẩu 32,08 triệu tấn. Các con số tương ứng năm 2019 là 64,91 triệu tấn và 34,09 triệu tấn, năm 2020 là 62,12 triệu tấn và 38,02 triệu tấn. Dưới tác động nặng nề của dịch bệnh, việc giữ sản lượng tiêu thụ trong năm nay bằng năm 2020 là rất khó khăn.
Dù vậy, về tổng thể, tiêu thụ xi măng vẫn có tăng trưởng bởi kênh xuất khẩu được đẩy mạnh. Trong 9 tháng qua, tổng sản lượng tiêu thụ cả nội địa lẫn xuất khẩu đạt 79 triệu tấn (nội địa khoảng 46 triệu tấn và xuất khẩu 32,7 triệu tấn). Với đà phục hồi chung của nền kinh tế và các hoạt động đầu tư xây dựng đang được đẩy mạnh, ngành này dự báo có thể cán mốc tiêu thụ 104-107 triệu tấn trong năm 2021.
-
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Nhiều ngành hàng xuất khẩu cán đích -
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Kích cầu mua sắm dịp cuối năm trong Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán