
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội
![]() |
. |
Mặc dù tốc độ tăng dư nợ tín dụng chậm lại, nhưng định hướng cả năm vẫn còn cao hơn tốc độ tăng GDP. Hơn nữa, do tốc độ tăng dư nợ tín dụng đều cao hơn tốc độ tăng GDP tính theo giá thực tế trong nhiều năm trước, nên tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP hiện đã vượt 135,8% - cao gấp đôi tỷ lệ của nhiều nước.
Cùng với các yếu tố khác (như kiểm soát Covid-19, xuất siêu lớn…), tỷ lệ tín dụng/GDP cao đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giúp Việt Nam là một trong số ít nước có tăng trưởng dương trong năm nay, trong bối cảnh kinh tế nhiều nước được dự báo tăng trưởng âm, không ít nước bị giảm sâu.
Tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào sức khỏe của doanh nghiệp và lãi suất cho vay. Hiện nay, sức khỏe của doanh nghiệp Việt Nam bị yếu đi so với trước Covid-19. Số doanh nghiệp vào thị trường, gồm đăng ký thành lập mới, quay trở lại hoạt động tăng thấp, trong khi số doanh nghiệp ra khỏi thị trường (gồm giải thể, tạm dừng hoạt động kinh doanh) khá nhiều.


Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do Covid-19, tính đến ngày 14/9, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271.000 khách hàng với dư nợ 321.000 tỷ đồng; miễn giảm, hạ lãi suất cho gần 485.000 khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng; cho 310.000 khách hàng vay mới với lãi suất ưu đãi thấp hơn 0,5 - 2,5% so với trước dịch, với doanh số lũy kế từ ngày 23/1 đến cuối tháng 9/2020 đạt 1,6 triệu tỷ đồng.
Các ngân hàng vẫn tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do Covid-19.
Tăng trưởng tín dụng năm nay chậm lại, nhưng lũy kế đến nay, tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP đã ở mức quá cao, dù có đánh giá lại GDP thì vẫn còn cao gấp đôi nhiều nước.
Trong điều kiện cần đẩy mạnh khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đang hoạt động tồn tại và phát triển, phải hạ lãi suất cho vay. Mà hạ lãi suất thì tăng trưởng tín dụng cao lên, tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP cao lên. Nếu giảm lãi suất huy động, thì tiền từ lưu thông vào ngân hàng thương mại sẽ thấp hơn tiền từ ngân hàng thương mại ra lưu thông, tạo sức ép đối với lạm phát trong tương lai. Tình hình này, cộng hưởng với lạm phát trên thế giới tăng, sẽ làm cho lạm phát ở trong nước tăng kép (vừa tăng do giá nhập khẩu tính bằng USD tăng, vừa tăng do tỷ giá VND/USD tăng).
Lượng ngoại tệ thu hút từ nước ngoài năm nay giảm, trong khi việc trả nợ cả lãi và vốn gốc hiện rất lớn. Khi GDP được đánh giá lại, tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia/GDP giảm, nhưng mức nợ tuyệt đối vẫn tăng. Trong khi một số nguồn ngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước (kiều hối, đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam…) giảm, thì đầu tư ra nước ngoài tính chung vẫn bị lỗ…

-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán -
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế