-
Cúm mùa và biến chứng viêm phổi -
Không tiêm vắc-xin sau khi bị chó cắn, một trẻ tử vong do bệnh dại -
Tin mới y tế ngày 31/10: Phát hiện thêm phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” -
Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV -
Dễ nhầm lẫn cúm mùa với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ -
TP.HCM: Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi có dấu hiệu gia tăng
Bến Tre, Cà Mau, TP.HCM dẫn đầu cả nước về số ca mắc
Trong 24 giờ qua, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 15.236 ca nhiễm mới. Theo đó, số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam vượt qua mốc 1,5 triệu người.
Tính từ 27/4, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 1.503.003, trong đó, 1.092.701 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Hiện Việt Nam đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ về số ca nhiễm. Với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.297 ca nhiễm).
Với 15.236 ca mắc mới hôm nay, 21 trường hợp nhập cảnh và 15.215 ca ghi nhận trong nước (giảm 52 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 9.836 ca trong cộng đồng).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Bến Tre (+486), Sóc Trăng (+186), Hà Nội (+112).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-306), Cà Mau (-268), Đồng Nai (-141).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.326 ca/ngày.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (492.650), Bình Dương (288.763), Đồng Nai (94.192), Tây Ninh (62.132), Long An (39.537).
Trong ngày 17/12, Bộ Y tế công bố 31.057 F0 khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi lên 1.095.518 người.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.912 ca, trong đó, 5.504 trường hợp thở ô-xy qua mặt nạ, 1.283 ca thở ô-xy dòng cao (HFNC), 140 ca thở máy không xâm lấn, 966 ca thở máy xâm lấn và 19 trường hợp can thiệp ECMO.
Từ 17h30 ngày 16/12 đến 17h30 ngày 17/12 ghi nhận 246 ca tử vong tại TP.HCM (60), trong đó có 11 ca từ các tỉnh chuyển đến từ Long An (4), Bình Dương (3), Tiền Giang (1), Đồng Nai (1), Tây Ninh (1), Đắc Lắk (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Bình Dương (22), Đồng Nai (21), An Giang (18), Cần Thơ (15), Bến Tre (12), Tiền Giang (12), Tây Ninh (11), Đồng Tháp (11), Kiên Giang (11), Vĩnh Long (9), Sóc Trăng (8 ), Long An (8 ), Bình Thuận (6), Cà Mau (6), Hà Nội (4), Bạc Liêu (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Nghệ An (1), Đắk Lắk (1), Trà Vinh (1), Bình Phước (1), Hậu Giang (1).
4 nguyên nhân khiến dịch Covid-19 tại Cà Mau lan rộng
Ngày 17/12, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt ký văn bản gửi các sở, ngành và địa phương việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau, hiện có 4 nguyên nhân khiến dịch Covid-19 ở Cà Mau tăng nhanh. Một là ý thức chủ quan, lơ là của nhiều người dân, kể cả một số cán bộ, Đảng viên trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Những người này đã không đeo khẩu trang khi đi lại, giao tiếp, không giữ đúng khoảng cách giữa người với người; tổ chức đám, tiệc, tập trung đông người, không thường xuyên khử khuẩn theo quy định.
Nhiều người dân chưa hiểu đúng tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tiêm vắc-xin nên không tự giác, né tránh, không hợp tác với lực lượng tiêm ngừa.
Một số người đã tiêm 2 mũi vắc-xin đã có tâm lý chủ quan, không thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch nên mang mầm bệnh về lây cho người lớn tuổi và trẻ em trong gia đình.
Hai là khi thực hiện Nghị quyết 128, các hoạt động trở lại bình thường, người dân giao lưu, đi lại, các địa phương nới lỏng các biện pháp quản lý để người dân vừa phòng, chống dịch một cách linh hoạt… Đây cũng là nguyên khiến dịch bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.
Mặc dù tiến độ bao phủ vắc-xin 96% (mũi 2 gần 90%) nhưng vẫn còn một số người chưa tiêm, hoặc tiêm chưa đủ mũi khiến tình trạng lây nhiễm trong các đối tượng này rất cao, chủ yếu là người lớn tuổi, người có bệnh nền và trẻ em dưới 12 tuổi chưa được tiêm chủng.
Trong khi đó, mầm bệnh đã lưu trong cộng đồng từ đợt dịch lần thứ tư kết hợp với biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh, dẫn đến dịch bệnh khó kiểm soát. Các biện pháp khoanh vùng, cách ly dập dịch như trước đây không còn phù hợp.
Bốn là công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm của các cơ quan, đơn vị, địa phương có lúc, có nơi chưa kịp thời, còn lơ là, bị động. Nhiều nơi khi xuất hiện F0 đã rất chậm việc truy vết F1 và còn buông lỏng quản lý F1.
Một số chủ doanh nghiệp còn lơ là trong công tác phòng, chống dịch, nhiều ổ dịch tại các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh bùng phát nhưng chỉ đạo thiếu quyết liệt, chưa có biện pháp dập dịch kịp thời dẫn đến mất kiểm soát ở một số cơ sở.
Trước thực tế nêu trên Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các sở, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là triệt để thực hiện 5K.
Sở Y tế phối hợp với các địa phương thường xuyên cập nhật các cấp độ dịch bám sát với tình hình dịch tại địa phương.
Trường hợp xuất hiện những khu vực phức tạp thì tăng cường các biện pháp cao hơn như khoanh vùng, khu vực cách ly y tế để chủ động kiểm soát, sàng lọc F0…
Hà Nội ghi nhận 1.440 bệnh nhân F0
Chiều 17/12, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho biết, số ca mắc mới từ 18 giờ ngày 16/12 đến 18 giờ ngày 17/12 ghi nhận là 1.440, trong đó cộng đồng (557); khu cách ly (634); khu phong tỏa (249).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 24.237 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 9.354ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 14.883 ca.
Theo Sở Y Hà Nội, Thành phố đang điều trị cho 10.828 trường hợp F0, trong đó có 5.327 người đang điều trị tại trạm y tế lưu động và tại nhà (chiếm gần 50%). UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng hệ thống phần mềm quản lý, theo dõi F0 tại nhà.
Cụ thể, trong số 5.327 F0 đang điều trị có 3.462 người điều trị tại trạm y tế lưu động và 1.865 người điều trị tại nhà. Ngoài ra, có 82 người đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2;
175 người điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; 2.014 người điều trị tại 29 bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Thủ đô và 3.230 người điều trị tại cơ sở thu dung của thành phố (gồm: Cơ sở điều trị Đền Lừ III có 813 người; cơ sở ký túc xá Phenikaa 583 người; cơ sở điều trị Thượng Thanh 782 người; cơ sở điều trị Pháp Vân - Tứ Hiệp 1.052 người).
Năng cao khả năng cung ứng ô-xy
Bộ Y tế vừa có Công văn số 10667/BYT-TB-CT gửi Hiệp hội Doanh nghiệp sản xuất, cung ứng và phân phối ô-xy y tế tại Việt Nam về việc tăng cường sản xuất, cung ứng ô-xy y tế phục vụ phòng, chống dịch.
Trước việc số ca mắc Covid-19 tăng cao, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở tăng cường sản xuất, cung ứng ô-xy y tế phục vụ phòng, chống dịch. |
Theo Bộ Y tế, hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên toàn quốc nói chung và tại một số tỉnh, thành phố nói riêng, nhất là ở khu vực miền Tây đang có chiều hướng bùng phát, gia tăng mạnh.
Bộ Y tế đã nhận được thông tin phản ánh của một số sở y tế trên địa bàn các tỉnh như: Sóc Trăng, Vĩnh Long, Kiên Giang... và một số nhà cung ứng ô xy lớn trong khu vực về tình trạng thiếu hụt nguồn cung ô-xy y tế từ các nhà sản xuất, do họ đã tập trung trở lại cung ứng cho các ngành công nghiệp, sản xuất khác.
Trước tình hình này, Bộ Y tế đề nghị các Hiệp hội doanh nghiệp sản xuất, cung ứng và phân phối ô-xy y tế tại Việt Nam cam kết, tập trung ưu tiên nguồn sản xuất, cung ứng ô-xy y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch, cứu chữa người bệnh Covid-19.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị quan tâm, thường xuyên cập nhập thông tin trên phần mềm quản lý, điều phối về ô-xy y tế toàn quốc tại địa chỉ https://dmec.moh.gov.vn, để Bộ Y tế có thông tin nhanh chóng báo cáo Chính phủ, điều phối, phòng, chống dịch bệnh Covid-19 kịp thời.
Trước đó, tại cuộc họp giao ban trực tuyến với lãnh đạo Sở Y tế và các Trung tâm hồi sức điều trị Covid-19 các tỉnh, thành phố phía Nam ngày 15/12, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, qua báo cáo của các tỉnh, thành phố cho thấy, số lượng ca mắc Covid-19 tại các địa phương phía Nam tiếp tục tăng.
Phần lớn ca tử vong tại các tỉnh, thành phía Nam là người trên 50 tuổi có bệnh nền và đa số chưa tiêm vắc xin. Chính vì vậy, phải tiếp tục duy trì, nâng cao năng lực của các Trung tâm hồi sức điều trị người bệnh Covid-19.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn giao Cục Quản lý khám, chữa bệnh trao đổi, phối hợp với các vụ/cục liên quan để điều phối, cấp phát ngay cho các địa phương về thuốc điều trị Covid-19.
Riêng thuốc Molnupiravir, các địa phương gửi báo cáo đề xuất nhu cầu về Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế). Các địa phương khi nhận được thuốc phải sử dụng hiệu quả, hợp lý và có phương án cụ thể để sẵn sàng để chuyển đến cho F0 điều trị tại nhà và cộng đồng.
Theo Bộ Y tế, nguy cơ Omicron xâm nhập là rất lớn và cùng với các biến chủng đang lưu hành làm tăng nguy cơ mắc Covid-19 ở nhóm nguy cơ.
Giảm nguy cơ tử vong của bệnh nhân Covid-19
Bộ Y tế đã có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố; bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc bộ; bệnh viện trực thuộc trường đại học về việc giảm nguy cơ tử vong người bệnh Covid-19.
Văn bản của Bộ Y tế cho biết hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thêm vào đó, nhiều nước ghi nhận biến chủng Omicron (B.1.1.529).
Bộ Y tế cho hay nước ta chưa ghi nhận biến chủng Omicron. Tuy nhiên, nguy cơ B.1.1.529 xâm nhập và lây lan vào nước ta là rất lớn và cùng với các biến chủng đang lưu hành sẽ làm tăng nguy cơ mắc Covid-19 ở người thuộc nhóm nguy cơ (người trên 50 tuổi, có bệnh nền, chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ).
Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm nhằm hạn chế nguy cơ tử vong là rất cấp thiết.
Bộ Y tế đề nghị giám đốc các đơn vị khẩn trương chỉ đạo các đơn vị thực hiện đầy đủ việc phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách lỵ, điều trị.
Các cơ sở tiếp nhận, điều trị phân loại nguy cơ người bệnh ngay từ khi nhập viện, đồng thời đánh giá mức độ lâm sàng, tiến triển của bệnh để phân luồng vào các khoa, buồng bệnh phù hợp, thuận tiện cho theo đõi, chăm sóc và điều trị.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi tiếp nhận người bệnh, sàng lọc kỹ người tiêm 1 mũi hoặc chưa tiêm vắc-xin.
Từ đó, phối hợp với trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương bố trí tiêm vắc-xin cho các đối tượng nguy cơ khi đến khám, chữa bệnh (lưu ý tất các trường hợp người bệnh phải nhập viện).
Thủ tướng yêu cầu thần tốc tiêm vắc-xin
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các tỉnh thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19. Chậm nhất tới cuối tháng 12/2021 phải hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi; trong tháng 1/2021 phải hoàn thành việc tiêm mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi và tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 tuổi.
Việc tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 tuổi tiến hành theo kết luận của cấp có thẩm quyền và cần nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế bảo đảm đủ vắc-xin, bảo quản, hướng dẫn, tổ chức chiến dịch tiêm khoa học, hợp lý, hiệu quả.... Các địa phương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu có đủ vắc-xin mà không hoàn thành được mục tiêu tiêm chủng thì Ban chỉ đạo phòng chống dịch các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân...
Thủ tướng nêu rõ, phải đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người, bằng mọi cách như tổ chức các tổ lưu động để vận động người dân và tiến hành tiêm vắc-xin.
Đồng thời, nghiên cứu chế tài xử lý với những người không chịu tiêm vắc-xin (trừ những người chống chỉ định tiêm), ví dụ như không được ra đường, nếu mắc bệnh thì phải trả tiền điều trị… Thủ tướng cũng yêu cầu tính toán, lên kế hoạch, chuẩn bị vắc-xin cho năm 2022.
Bộ Y tế bảo đảm đủ thuốc điều trị, không để thiếu thuốc; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các bệnh viện chủ động mua thuốc điều trị; chịu trách nhiệm kiểm định, quản lý chất lượng thuốc được đưa vào sử dụng;
Tổ chức mua tập trung một số loại thuốc điều trị thiết yếu; phân bổ, hỗ trợ kịp thời thuốc điều trị cho các địa phương; đối với các loại thuốc thiết yếu, phải có cơ số dự phòng phù hợp cho tình huống dịch bệnh diễn biến xấu…
Đồng thời, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, đơn vị khẩn trương nhập khẩu, sản xuất thuốc điều trị Covid-19; thúc đẩy thử nghiệm, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc-xin, thuốc điều trị Covid-19 trong nước để chủ động nguồn cung và tiết kiệm kinh phí.
Công tác điều trị cần huy động bác sĩ về hưu, hệ thống y tế tư nhân; chỗ nào còn vướng về cơ chế, chính sách thì phải giải quyết và đề xuất xử lý theo thẩm quyền. Bộ Tài chính xem xét đề xuất của các tỉnh còn khó khăn, nhanh chóng tập hợp và báo cáo Chính phủ.
Xây dựng và trình Chính phủ ban hành các chế độ, chính sách để tăng mức phụ cấp cho nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng
Về tăng cường y tế cơ sở và y tế dự phòng, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh việc tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn về phát hiện, xét nghiệm sàng lọc, điều trị ban đầu, điều trị sớm F0 tại cơ sở, tại nhà.
-
Không tiêm vắc-xin sau khi bị chó cắn, một trẻ tử vong do bệnh dại -
Dẹp nạn thẩm mỹ “chui”, kém chất lượng -
Đột phá của liệu pháp tế bào trong điều trị bệnh lý ung thư -
Cần thiết bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm -
Năm 2023, bảo hiểm y tế chi trả hơn 300 triệu USD cho thuốc điều trị ung thư -
Hà Nội: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 9,8% -
Tin mới y tế ngày 31/10: Phát hiện thêm phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền”
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm
- Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam và nỗ lực không ngừng trên chặng đường phát triển bền vững