Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Tin mới về Covid-19 ngày 18/3: Hà Nội giảm nhanh số ca mắc mới; Nghiên cứu tiêm mũi vắc-xin thứ 4 và trẻ dưới 5 tuổi
D.Ngân - 18/03/2022 11:20
 
Số ca mắc mới, ca bệnh nặng trên địa bàn Thủ đô đang có xu hướng giảm nhanh.

Thêm 163.165 ca Covid-19 mới tại 62 tỉnh, thành phố

Tính từ 16h ngày 17/3 đến 16h ngày 18/3, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 163.174 ca nhiễm mới, trong đó 9 ca nhập cảnh và 163.165 ca ghi nhận trong nước tại 62 tỉnh, thành phố, có 109.601 ca trong cộng đồng.

Ngày 18/3/2022, Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 34.302 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Đính chính thông tin ca nhiễm mới tại Lào Cai vào ngày 17/3/2022: do lỗi trong quá trình nhập dữ liệu lên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 nên số ca nhiễm mới tại tỉnh Lào Cai vào ngày 17/3/2022 bị tăng gấp đôi (từ 4.787 ca lên 9.574 ca). Vì vậy, số liệu ca nhiễm mới ngày 17/3/2022 được điều chỉnh lại như sau: Số ca nhiễm mới tại Lào Cai: 4.787

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (-3.620), Thái Nguyên (-1.936), Hà Nội (-1.733).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+1.468), Trà Vinh (+730), Sơn La (+499).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 170.600 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 7.367.112 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 74.542 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 7.359.460 ca, trong đó có 3.859.142 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (940.034), TP Hồ Chí Minh (579.844), Bình Dương (356.643), Nghệ An (325.416), Bắc Ninh (253.879).

175.971 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày

Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.861.959 ca; Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.144 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.290 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 422 ca; Thở máy không xâm lấn: 111 ca; Thở máy xâm lấn: 316 ca; ECMO: 5 ca

Từ 17h30 ngày 17/3 đến 17h30 ngày 18/3 ghi nhận 57 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 73 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.740 ca, chiếm tỷ lệ 0,6% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.605.808 mẫu tương đương 82.412.626 lượt người, tăng 217.500 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 17/3 có 326.300 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 201.405.935 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.349.927 liều: Mũi 1 là 70.935.528 liều; Mũi 2 là 67.866.083 liều; Mũi 3 là 1.495.038 liều; Mũi bổ sung là 14.623.598 liều; Mũi nhắc lại là 29.429.680 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.056.008 liều: Mũi 1 là 8.751.350 liều; Mũi 2 là 8.304.658 liều.

Hà Nội thêm 23.578 trường hợp F0 mới

Theo Sở Y tế Hà Nội trong 24h qua đã ghi nhận 23.578 trường hợp F0 mới, trong đó 7.616 ca cộng đồng; 15.962 ca đã cách ly.

Bệnh nhân phân bố tại 382 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.471), Hoàng Mai (1.356), Nam Từ Liêm (1.259), Mê Linh (1.227), Sóc Sơn (1.218)…

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 từ ngày 29/4/2021 là 941.208 ca.

Đến ngày 17/3, Hà Nội có 441.217 ca dương tính SARS-CoV-2 đang điều trị, theo dõi. Trong đó có 312 ca điều trị tại khu cách ly; hơn 3.500 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện (chiếm 0,79% tổng số ca đang điều trị, theo dõi).

Số còn lại, 437.773 ca dương tính SARS-CoV-2 đang điều trị, theo dõi tại nhà (giảm gần 4.300 ca so với hôm qua). Trong ngày 17/3, Hà Nội ghi nhận 5 ca tử vong, nâng tổng số tử vong từ 27/4/2021 đến nay lên 1.288 ca.

Tiền Giang cảnh giác với các ca F0 đang tăng trở lại

Sở Y tế Tiền Giang thông tin, trong 24 giờ qua trên địa bàn tỉnh ghi nhận 2.555 ca dương tính với SARS-CoV-2 (giảm 340 ca so với ngày hôm trước), trong số này có 38 trường hợp phát hiện qua kết quả RT-PCR và 2.517 ca ghi nhận qua test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.

Tổng số người dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh là 137.261 người, trong đó có 35.820 ca phát hiện qua kết quả RT-PCR và 101.441 ca ghi nhận qua test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.

Hôm qua, ghi nhận 11/11 huyện, thị, thành của đều có các ca mắc Covid-19 mới, gồm: huyện Châu Thành với 526 ca, huyện Chợ Gạo xếp thứ 2 với 387 ca, huyện Cai Lậy xếp thứ 3 với 284 ca. Các huyện, thị còn lại gồm huyện Gò Công Tây 269 ca, huyện Cái Bè 241 ca, TP. Mỹ Tho 206 ca, TX. Cai Lậy 189 ca, huyện Gò Công Đông 159 ca, huyện Tân Phước 117 ca, TX. Gò Công 112 ca, huyện Tân Phú Đông 65 ca. Đây cũng là ngày thứ 28 liên tiếp Tiền Giang không ghi nhận bệnh nhân tử vong do Covid-19. Tổng số bệnh nhân tử vong do Covid-19 tại Tiền Giang đến nay là 1.225 người.

Theo đánh giá của Sở Y tế, nhìn chung tình hình dịch bệnh đang diễn biến xấu với số ca dương tính tăng rất nhanh. Ngành y tế phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan cảnh báo người dân không lơ là chủ quan, cảnh báo các đơn vị, doanh nghiệp và người dân cần thực hiện kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là tại các trường học.

Hiện tỷ lệ bao phủ vắc-xin mũi 2 đối với người từ 18 tuổi trở lên tại Tiền Giang trên 103% và 59,9% đã tiêm mũi bổ sung và mũi nhắc lại; nhóm trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm đủ 2 mũi vắc-xin là 97,7%.

Hà Nội qua giai đoạn đỉnh dịch

Đánh giá về tình hình dịch trên địa bàn thành phố, Giám đốc Sở Y tế, bà Trần Thị Nhị Hà khẳng định, số ca mắc, số ca bệnh nhập viện có chiều hướng giảm trong 7 ngày gần đây. Tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân chuyển tầng cũng có xu hướng giảm.

Số ca mắc mới, ca bệnh nặng trên địa bàn Thủ đô đang có xu hướng giảm nhanh.

Tuy vậy, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Giám đốc Sở Y tế cho rằng, cần phải tăng cường công tác giám sát các chủng virus trên địa bàn, giám sát các bệnh nhân để chủ động đối phó khi chủng mới xuất hiện cũng như có giải pháp ứng phó trong tình hình mới.

Để thích ứng với tình hình mới, Giám đốc Sở Y tế đề xuất tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ, giám sát người có nguy cơ và nguy cơ cao; tăng tốc hơn nữa tiêm phủ mũi 3 cho toàn bộ người dân; tăng cường công tác truyền thông đặc biệt là khẩu trang và khử khuẩn, tự chăm sóc sức khỏe tại nhà…

Các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm soát bệnh nhân tại địa bàn, trong đó theo dõi bệnh nhân trên phần mềm để kịp thời chuyển tầng với bệnh nhân nặng; tăng cường cấp phát thuốc cho các đối tượng đủ điều kiện; quan tâm phòng, chống dịch bệnh theo mùa để tránh dịch chồng dịch…

Kiểm soát tình trạng buôn lậu sinh phẩm, vật tư phòng, chống Covid-19

Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) vừa có ý kiến yêu cầu Bộ Y tế tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tăng cường chống buôn lậu, quản lý, bình ổn giá theo quy định đối với sinh phẩm, vật tư phòng, chống Covid-19.

Theo đó, yêu cầu Bộ Y tế tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính liên quan việc tăng cường thanh tra, kiểm tra không để lợi dụng tình hình dịch bệnh tăng giá bất hợp lý đối với thuốc, vật tư y tế, kit xét nghiệm Covid-19; đồng thời, chủ động theo dõi, giám sát biến động giá các mặt hàng trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 để có biện pháp quản lý, bình ổn giá theo quy định.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ: Tài chính, Công thương, Công an, Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tổ chức đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các trường hợp đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, trái quy định;

Đồng thời bảo đảm thực hiện kiểm soát chặt chẽ chất lượng, ổn định giá và nguồn cung đối với nhóm mặt hàng sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế (trong đó có các loại kit xét nghiệm Covid-19, máy đo SpO2) và thuốc phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ trong điều kiện thích ứng với tình hình mới.

Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác nắm tình hình trên tất cả các tuyến, địa bàn, làm tốt công tác phòng ngừa, kiểm soát hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh đối với nhóm mặt hàng sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế và các loại thuốc phòng, chống dịch Covid-19; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

Nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 và trẻ dưới 5 tuổi 

Đến chiều ngày 17/3, cả nước đã tiêm hơn 201 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19. Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các tỉnh triển khai tiêm vắc-xin thần tốc để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trong quý I/2022...

Đến nay đã có 47/63 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ bao phủ mũi 2 vắc-xin phòng Covid-19 trên 95%; Còn 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 90% đến dưới 95%.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.058.725 liều, trong đó mũi 1: 8.749.598 liều; Mũi 2: 8.309.127 liều. 

Đến nay đã có 57/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vắc-xin phòng Covid-19 trên 90%; Còn lại 6/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.

Theo Bộ Y tế, đến nay dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Số mắc tiếp tục tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố chủ yếu do biến thể BA.2 của biến chủng Omicron làm lây lan nhanh hơn, tuy nhiên ít tăng nặng hơn. 

Do tỷ lệ bao phủ vắc-xin cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ chết/mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu. 

Người khỏi bệnh vẫn có khả năng tái nhiễm, do vậy cần tiếp tục hoàn thành tiêm vắc-xin mũi 3; triển khai các biện pháp ưu tiên quản lý, bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ cao; 

Tăng cường năng lực cách ly, chăm sóc, điều trị quản lý người mắc Covid-19 tại nhà; nhất là thực hiện nghiêm thông điệp "5K + vắc xin + thuốc điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác" là rất quan trọng trong việc kiểm soát ca lây nhiễm, hạn chế bệnh tăng nặng, tử vong.

Dự báo số ca mắc thời gian tới sẽ tiếp tục tăng do mầm bệnh đã lây lan rộng trong cộng đồng; biến chủng BA.2 của biến chủng Omicron vẫn là biến thể chủ đạo; 

Việc triển khai các hoạt động dỡ bỏ hạn chế đối với vận chuyển hành khách, mở cửa du lịch, mở cửa lại trường học và các sự kiện thể thao, văn hóa, xã hội, cùng với đó là tâm lý chủ quan, lơ là của một bộ phận người dân làm tăng nguy cơ gia tăng số nhập viện tạo áp lực lớn lên hệ thống chăm sóc y tế, đặc biệt tác động đến các nhóm đối tượng nguy cơ cao (người già, người có bệnh nền). 

Triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 thần tốc để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi (trừ các đối tượng chống chỉ định và chưa tới thời gian tiêm) trong quý I/2022; hoàn thành việc tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12-17 tuổi trong tháng 3/2022; chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi; nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 và trẻ dưới 5 tuổi.

Tin mới về Covid-19 ngày 4/3: TP.HCM sẵn sàng tiêm vắc-xin cho trẻ 5-11 tuổi
Theo đại diện Sở Y tế TP.HCM, hiện Thành phố đã chuẩn bị kế hoạch chuẩn bị tiêm chủng cho trẻ 5-11 tuổi.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư