-
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới -
Xử phạt các cơ sở thực phẩm chức năng vi phạm số tiền hơn 12 tỷ đồng -
Hàng bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh bị dừng hoạt động vì vi phạm an toàn thực phẩm
Hà Nội còn gần 130.000 F0 đang điều trị
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 17/4 đến 18h ngày 18/4, trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.109 ca Covid-19 mới (giảm hơn 140 ca so với hôm qua), trong đó có 319 ca cộng đồng và 790 ca đã cách ly. Trong 24 giờ qua, quận Hà Đông là địa bàn ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất.
Cụ thể, 1.109 bệnh nhân được ghi nhận trong 24 giờ qua phân bố tại 220 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (131); Hoàng Mai (89); Đông Anh (84); Ba Đình (72); Gia Lâm (71).
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (tính từ ngày 29/4/2021 đến nay) là 1.535.305 ca.
Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, toàn Thành phố còn gần 130.000 ca Covid-19 đang điều trị; trong đó, 523 ca điều trị tại bệnh viện, gần 129.500 ca theo dõi, cách ly tại nhà.
Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, gần 4,4 triệu người từ 18 tuổi trở lên ở Hà Nội đã được tiêm vắc xin Covid-19 mũi nhắc lại. Trong đó, hơn 4,21 triệu người được tiêm bởi cán bộ y tế Thủ đô, còn gần 148.000 mũi được tiêm bởi các bệnh viện trung ương, ngành trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, trong 2 ngày 16 và 17/4, Hà Nội đã triển khai tiêm được 8.435 mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh lớp 6 thuộc nhóm độ tuổi từ 5 đến dưới 12. Vắc xin được sử dụng tiêm cho nhóm trẻ này là vắc xin Moderna (tiêm với liều lượng là 0,25ml/trẻ). Sau 28 ngày, trẻ sẽ được tiêm mũi 2.
13 bệnh nhân tử vong trong ngày
Theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 12.012 ca nhiễm mới, trong đó có 1 ca nhập cảnh và 12.011 ca tại 61 tỉnh, thành phố (giảm 2.649 ca so với ngày trước đó).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Bắc Giang (giảm 295 ca), Quảng Ninh (giảm 189 ca), Hải Dương (giảm 174 ca). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Vĩnh Phúc (tăng 175 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (tăng 128 ca), Quảng Trị (tăng 27 ca). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 19.380 ca/ngày.
Cụ thể, tính từ 16h ngày 17/4 đến 16h ngày 18/4, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 12.012 ca nhiễm mới, trong đó có 1 ca nhập cảnh và 12.011 ca tại 61 tỉnh, thành phố (có 7.752 ca trong cộng đồng).
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.475.819 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 105.918 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ tư (tính từ ngày 27-4-2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.468.071 ca, trong đó có 8.938.247 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là Hà Nội (1.534.767), TP.HCM (606.963), Nghệ An (476.612), Bình Dương (382.811), Bắc Giang (380.590).
Về tình hình điều trị, có thêm 4.218 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 8.941.064.
Ngoài ra, có 1.008 bệnh nhân đang thở ô xy.
Về số bệnh nhân tử vong, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 13 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành phố: Đồng Nai (2), Quảng Nam (2), Trà Vinh (2), Bắc Giang (1), Bình Định (1), Cần Thơ (1), Đồng Tháp (1), Gia Lai (1), Hải Dương (1), Quảng Ngãi (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 18 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.957 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Thần tốc hơn nữa trong tiêm chủng
Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần đẩy mạnh thần tốc hơn nữa việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho các đối tượng theo chỉ định; hoàn thành việc tiêm hai mũi cho trẻ em từ 12 đến dưới 17 tuổi trong tháng 4/2022;
Bộ Y tế xác định vắc-xin phòng Covid-19 vẫn là vũ khí chiến lược trong phòng, chống dịch và là nền tảng để thích ứng an toàn, hiệu quả. |
Bộ cũng yêu cầu các tỉnh đẩy nhanh việc cung ứng vắc-xin, quyết tâm cao nhất để hoàn thành việc tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý II/2022; tiếp tục nghiên cứu việc tiêm vắc-xin mũi bốn cho các đối tượng chỉ định, nhất là các đối tượng nguy cơ cao.
Liên quan chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết cả nước có khoảng hơn 11,8 triệu trẻ trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi thuộc đối tượng tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Tuy nhiên, trong đợt này có 8,2 triệu trẻ chưa mắc Covid-19 sẽ tiêm.
Với 3,6 triệu trẻ còn lại đã mắc Covid-19 dự kiến sẽ tiêm khoảng tháng 7 và tháng 8/2022.
Cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã tập huấn trên toàn tuyến về công tác tiêm chủng cho trẻ trong độ tuổi này. Ðến nay, đã có một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng Ninh, TP.HCM đã triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em trong độ tuổi nêu trên.
Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngày 17/4, TP. Hà Nội đồng loạt tiêm vắc-xin phòng Covid-19 Moderna cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Ðể phục vụ công tác tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, Hà Nội đã nhận được 72.700 liều vắc-xin Moderna từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phân bổ và đã phân bổ cho các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
Ngành Y tế Thủ đô đã huy động tất cả các bệnh viện hạng I, hạng II, tuyến thành phố để tham gia ứng trực tại các điểm tiêm chủng; tổ chức một Hội đồng cấp cứu mời tất cả các chuyên gia trong lĩnh vực Nhi khoa, hồi sức cấp cứu để chuẩn bị cho kế hoạch tiêm chủng lần này.
Theo kế hoạch tiêm chủng, thành phố Hà Nội có hơn một triệu trẻ thuộc diện tiêm chủng trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Cần quan tâm hơn nữa tới các bệnh nhân Covid-19 nặng
PGS.TS.Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, để có được tình hình dịch bệnh được kiểm soát như hiện nay, đội ngũ các cán bộ y tế cả nước đã nỗ lực không ngừng.
Trong đó, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã tập hợp đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết, liên tục xây dựng các văn bản hướng dẫn để triển khai trên toàn quốc.
Tất cả mọi hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 đều được cập nhật các Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
Hiện nay tỷ lệ mắc Covid-19 giảm, tỷ lệ tử vong giảm, các hoạt động kinh tế- xã hội, văn hoá, du lịch đang từng bước trở lại bình thường mới. Tuy nhiên, thách thức của ngành Y tế vẫn là bệnh nhân nặng.
Theo Bộ Y tế, phần lớn các ca tử vong tại Việt Nam rơi vào bệnh nhân cao tuổi, có bệnh lý nền, mắc các bệnh cấp tính.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, trong hơn 2 năm qua, bệnh viện tiếp nhận 8.800 bệnh nhân Covid-19 điều trị nội trú. Trong số này, có gần 2.200 ca phải điều trị hồi sức tích cực (ICU), tương đương gần 25%.
Các thầy thuốc đã can thiệp ECMO cho 63 trường hợp, gần 800 ca được lọc máu liên tục, số lọc máu chu kỳ là 557 ca. Riêng với thở oxy dòng cao (HFNC) và thở máy không xâm lấn (NIV) là 730 ca.
Đến nay, có 671 bệnh nhân Covid-19 đã tử vong tại bệnh viện, chiếm tỷ lệ hơn 31% trong tổng số ca phải điều trị ICU.
Theo bác sĩ Cấp, phân tích trong số các bệnh nhân tử vong, có tới 82% ca trên 75 tuổi; Khoảng 60% có chất lượng cuộc sống thấp (có bệnh nền); nhiều người chưa tiêm vắc-xin.
Đặc biệt, có 25% đến viện với nguy cơ tử vong cao và 16% trường hợp ngừng tuần hoàn trước khi vào viện.
Ngoài các nguyên nhân khách quan khiến nhiều bệnh nhân Covid-19 tử vong nêu trên, việc thiếu bác sĩ, điều dưỡng ICU cũng là một trong những nguyên nhân liên quan được đề cập.
Tại Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trong 7 tháng (từ 31/8/2021 tới 31/3/2022), viện này tiếp nhận gần 2.200 bệnh nhân, trong đó có 24% bệnh nhân thuộc tầng 3, số còn lại là bệnh nhân tầng 1 và 2. Gần 11% bệnh nhân Covid-19 tử vong (hơn 230 ca). Đáng chú ý, tỷ lệ bệnh nhân tử vong trên tổng số các ca nặng, nguy kịch chiếm tới 45,2%.
-
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
Hồi sinh sự sống cho nhiều bệnh nhân từ tạng hiến của người cho chết não -
Giảm ngộ độc thực phẩm tập thể, cách nào? -
Tăng quyền lợi cho bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững