-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
Thêm 3.458 ca mắc Covid-19
Tính từ 17h ngày 12/10 đến 17h ngày 13/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.461 ca nhiễm mới, trong đó, 3 người nhập cảnh và 3.458 trường hợp ghi nhận trong nước.
Số ca mắc tăng 519 người so với ngày trước đó. Trong đó, 1.432 ca trong cộng đồng.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm sau 24 giờ: Tây Ninh (-61), Bình Thuận (-17), Đồng Nai (-15).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng: Hà Giang (+152), TP.HCM (+144), Đắk Lắk (+113).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 3.851 ca/ngày.
Tính từ 27/4, Việt Nam có 845.050 ca mắc Covid-19 trong nước và 784.469 người đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (413.835), Bình Dương (223.476), Đồng Nai (56.475), Long An (33.508), Tiền Giang (14.702).
Trong ngày 13/10, 1.191 F0 được công bố khỏi Covid-19 và 106 ca tử vong tại TP.HCM (73), Bình Dương (18), Long An (4), Đồng Nai (4), Tiền Giang (3), Cần Thơ (1), An Giang (1), Đồng Tháp (1), Quảng Trị (1). Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.120 người.
Trong ngày 12/10, 1.039.374 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số vắc-xin đã được tiêm là 56.330.750 liều, trong đó, tiêm 1 mũi là 39.837.150 liều, tiêm mũi 2 là 16.493.600 liều.
***
Chiều 13/10, tại cuộc họp về tình hình nghiên cứu và sản xuất vắc-xin Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết cơ quan chuyên môn đang dự kiến kế hoạch tiêm vắc-xin cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi.
Ngoài ra, Việt Nam đã có chủ trương mua vắc-xin để tiêm cho trẻ em. Cụ thể, Bộ Y tế đã ký hợp đồng với Pfizer để mua thêm 20 triệu liều cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, số lượng và thời gian tiếp nhận vắc-xin phụ thuộc nhà cung cấp.
“Dự kiến khi triển khai, có thể tiêm cho lứa tuổi 16-17, sau đó đến lứa tuổi nhỏ hơn. Trong quá trình triển khai tiêm, các chuyên gia và Bộ Y tế sẽ tiếp tục xem xét, đánh giá về an toàn của vắc-xin khi tiêm cho trẻ”, ông Thuấn khẳng định.
Hà Nội: 12 ca mới, trong đó 11 ca liên quan đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Thống kê của Sở Y tế Hà Nội, trong ngày 13/10, Hà Nội ghi nhận tổng số 12 ca dương tính với SARS-CoV-2, đều đã được cách ly.
Phân bố theo chùm ca bệnh bao gồm 11 ca thuộc chùm liên quan đến Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và 1 ca thuộc chùm về từ các tỉnh có dịch.
Số ca dương tính mới được ghi nhận tại Hoàn Kiếm (7), Phú Xuyên (2), Cầu Giấy (1), Tây Hồ (1), Phúc Thọ (1).
Như vậy, chùm ca bệnh liên quan đến Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ ngày 30/9 đến nay ghi nhận tổng số 77 ca mắc tại Hà Nội (bao gồm: 37F0 là người sinh sống tại Hà Nội; 40 F0 là người từ tỉnh khác đến điều trị, chăm sóc bệnh nhân).
Phân bố bệnh nhân theo nhóm đối tượng, bao gồm 31 bệnh nhân là người nhà chăm sóc bệnh nhân; 37 người là bệnh nhân điều trị trong bệnh viện; 6 bệnh nhân là nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện và 3 trường hợp là đối tượng khác.
Tính từ ngày 29/4 đến nay, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 4.066 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.606 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2460 ca.
Thái Bình: Ghi nhận 1 ca dương tính với SARS-CoV-2 về từ TP. Hồ Chí Minh
Ngày 13/10, Thái Bình ghi nhận 1 ca dương tính với SARS-CoV-2 sau 36 ngày tỉnh không có ca nhiễm.
Ca bệnh mới là anh P.N.H, sinh năm 2000, sinh viên Đại học Tài chính tại TP. Hồ Chí Minh, có địa chỉ tại phường Kỳ Bá, TP. Thái Bình.
Ngày 11/10, anh H từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội trên chuyến máy bay VN216, sau đó anh H di chuyển về Thái Bình bằng xe taxi. Vào khoảng 1 giờ sáng ngày 12/10 anh H về đến nhà và có tiếp xúc với bố, mẹ. Đến 7 giờ sáng ngày 12/10, anh P.N.H ra Trạm Y tế phường Kỳ Bá khai báo y tế và được hướng dẫn chuyển đến cách ly tại khu cách ly tập trung TP. Thái Bình. Sau đó, anh P.N.H được lấy mẫu xét nghiệm gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh vào chiều ngày 12/10. Kết quả xét nghiệm của anh P.N.H dương tính với SARS-CoV2.
Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm, CDC Thái Bình đã phối hợp với Trung tâm Y tế TP. Thái Bình tập trung truy vết các trường hợp liên quan. Bước đầu ghi nhận 3 trường hợp F1 là bố, mẹ anh H và 1 trường hợp cùng phòng khu cách ly, triển khai khử khuẩn vệ sinh môi trường các khu vực liên quan, đồng thời phối hợp với CDC Hà Nội truy vết trường hợp lái xe taxi chở anh P.N.H từ sân bay Nội Bài về.
Hiện bệnh nhân P.N.H đã được chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; các trường hợp F1, F2 được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định. Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan cũng đã báo nhanh tới các tỉnh và các địa phương lịch trình di chuyển của xe taxi và mã hiệu chuyến bay để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bổ sung thêm một số trường hợp được chỉ định xét nghiệm
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó chủ tịch Hội đồng y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh, trong tình hình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 các bệnh viện phải tách đôi, vừa thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19, vừa thực hiện công tác khám chữa bệnh thông thường, cùng với kiểm soát nhiễm khuẩn, công tác xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong sàng lọc, khoang vùng, kiểm soát dịch.
Theo Bộ Y tế, trong tình hình mới, các cơ sở y tế phải linh hoạt trong chỉ định xét nghiệm Covid-19, có thể là test nhanh hoặc là PCR. |
Do đó, theo Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, trong tình hình mới cần xem xét các phương án, tình huống, đối tượng phải thực hiện xét nghiệm một cách linh hoạt.
Cụ thể, trường hợp nào cần chỉ định xét nghiệm test nhanh, đối tượng nào làm xét nghiệm RT- PCR; việc thanh toán BHYT được thực hiện theo phương thức nào.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng đưa ra kiến nghị là cần đánh giá lại công tác xét nghiệm từ giai đoạn đầu khi dịch xuất hiện tại Việt Nam.
Chẳng hạn, việc xác định nhiễm SAR-CoV-2 qua khai thác tiền sử bệnh sử và xét nghiệm, giai đoạn 2, 3 khi F0 mất dấu xét nghiệm thực hiện thế nào; giai đoạn 4 bùng phát dịch với chủng Delta thì xét nghiệm ra sao.
Hiện nay, các cán bộ y tế đã được tiêm vắc-xin đầy đủ, nhiều người đến khám chữa bệnh cũng đã được tiêm vắc-xin thì câu hỏi đặt ra là có cần xét nghiệm và nếu xét nghiệm thì thế nào.
Việc xét nghiệm cũng cần đưa ra các tiêu chí, quy định để tránh lạm dụng xét nghiệm, việc chi trả xét nghiệm đảm bảo đúng nguồn chi trả, tránh chi trả tràn lan.
Hiện các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ điều kiện, khả năng triển khai thực hiện xét nghiệm theo một hoặc kết hợp các phương pháp xét nghiệm như: Phương pháp xét nghiệm RT-PCR đơn mẫu, phương pháp xét nghiệm PCR gộp mẫu và xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Tần suất xét nghiệm, hiện đối với cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám chữa bệnh thực hiện xét nghiệm theo định kỳ 7 ngày/lần;
Đối với người bệnh sau khi khám ngoại trú cần chuyển vào điều trị nội trú: thực hiện xét nghiệm ngay sau khi có quyết định chuyển vào điều trị nội trú;
Đối với người bệnh chuyển tuyến phải thực hiện xét nghiệm; Người bệnh đang được điều trị nội trú, thực hiện xét nghiệm theo định kỳ 7 ngày điều trị/lần. Trong trường hợp có ca mắc Covid-19 trong khu điều trị nội trú thì xét nghiệm ngay toàn bộ các đối tượng;
Với người nhà chăm sóc người bệnh được ở lại, trường hợp người bệnh điều trị nội trú dưới 7 ngày hoặc 3 ngày thì được 1 lần xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho người nhà chăm sóc người bệnh và trường hợp người bệnh điều trị nội trú từ 3 hoặc 7 ngày trở lên thì được 2 lần xét nghiệm Covid-19 cho người nhà chăm sóc người bệnh.
Bộ Y tế đề bổ sung thêm một số trường hợp được chỉ định xét nghiệm như người tới bệnh viện có nguy cơ cao sau khi phân luồng, sàng lọc tại cổng bệnh viện; người mắc bệnh mạn tính, bệnh nhân xạ trị, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, tái khám và lĩnh thuốc định kỳ cho bệnh mạn tính...
Người di chuyển giữa Đà Nẵng và Quảng Nam không phải xét nghiệm Covid-19
Văn bản hướng dẫn tạm thời biện pháp phòng, chống Covid-19 đối người đến, về Đà Nẵng từ các địa phương khác do UBND TP.Đà Nẵng ban hành ngày 12/10, không yêu cầu người dân thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam phải xuất trình giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 khi đi lại giữa 2 địa phương.
Tuy nhiên, phải có đăng ký thường trú, tạm trú, giấy tờ tùy thân chứng minh là công dân của TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam hoặc có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị, tổ chức, chính quyền địa phương xác nhận thường xuyên đi lại giữa 2 địa phương.
Bên cạnh đó, người dân phải thực hiện đăng ký trên hệ thống trực tuyến (vào mục "Đăng ký vào thành phố Đà Nẵng" trên ứng dụng Danang Smart City hoặc vào mục "Người dân khai bảo, đăng ký vào thành phố Đà Nẵng" trên trang https://khaibaoyte.danang.gov.vn), lưu lại mã QR được cấp để sử dụng khi di chuyển đến, về Đà Nẵng.
Đồng thời, có cam kết trong vòng 14 ngày qua không đi đến các địa phương khác ngoài Đà Nẵng và Quảng Nam, thực hiện đi và về trên một tuyến đường cố định, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với cộng đồng, thực hiện nghiêm quy định 5K.
Thích ứng an toàn với dịch theo 4 cấp độ
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong đó nêu rõ bốn cấp độ dịch bệnh, gồm: cấp 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới), màu xanh; cấp 2 (nguy cơ trung bình), màu vàng; cấp 3 (nguy cơ cao), màu cam; cấp 4 (nguy cơ rất cao), màu đỏ.
ác tiêu chí đánh giá cấp độ dịch gồm: Tỷ lệ ca nhiễm mới tại cộng đồng/số dân/thời gian; độ bao phủ vắc-xin (lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ cao, tỷ lệ tiêm mũi một, tiêm đủ liều); khả năng thu dung, điều trị của các tuyến.
Nghị quyết cũng quy định Bộ Y tế hướng dẫn các tiêu chí, phương pháp đánh giá và xác định cấp độ dịch. Căn cứ vào Hướng dẫn của Bộ Y tế về đánh giá và xác định cấp độ dịch và tình hĩnh dịch trên địa bàn, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chuyển đổi cấp độ dịch.
Trong trường họp nâng cấp độ dịch thì phải thông báo trước tối thiểu 48 giờ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, có sự chuẩn bị trước khi áp dụng.
Trong Nghị quyết, Chính phủ quy định rõ hoạt động của từng loại hình tương ứng với từng cấp độ dịch. Cụ thể, nếu dịch ở cấp độ 1 sẽ được tổ chức các hoạt động ngoài trời không hạn chế số người; lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh cùng vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải được phép hoạt động (riêng đường hàng không và đường sắt theo quy định riêng).
Khi dịch ở cấp độ 1, các hoạt động, dịch vụ khác được phép hoạt động gồm: Cơ sở sản xuất, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng;
Cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối; nhà hàng/quán ăn, chợ truyền thống; hoạt động bán hàng rong, vé số dạo; hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp; hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao…
Riêng cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, massage, quán bar, Internet, trò chơi điện tử, làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp và các cơ sở khác sẽ được hoặc động hoặc hoạt động hạn chế, do địa phương quyết định.
Ở cấp độ 2, việc tổ chức các hoạt động ngoài trời; vận tải công cộng cùng hoạt động bán hàng rong, vé số dạo; hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp và cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, rạp chiếu phim… sẽ được tổ chức hoặc hoạt động nhưng hạn chế hoặc có điều kiện.
Riêng vũ trường, karaoke, massage, quán bar, Internet, trò chơi điện tử, làm tóc… sẽ ngừng hoạt động hoặc hoạt động hạn chế.
Ở cấp độ 3 sẽ không tổ chức hoặc tổ chức hạn chế, có điều kiện các hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời. Ngừng hoạt động hoặc hoạt động hạn chế, có điều kiện với vận tải hành khách công động đường bộ, đường thủy nội địa; hoạt động bán hàng rong, vé số.
Hoạt động giáo dục hoặc đào tạo trực tiếp; cơ quan, công sở; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; cơ sở nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, điểm tham quan du lịch, rạp chiếu phim… sẽ hoạt động hạn chế.
Khi dịch có nguy cơ rất cao ở cấp độ 4, hầu hết hoạt động, dịch vụ sẽ dừng tổ chức/ hoạt động hoặc hoạt động hạn chế. Riêng lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoạt liên tỉnh; cơ sở sản xuất và đơn vị thi công dự án, công trình giao thông, xây dựng được phép hoạt động.
Nghị quyết cũng quy định trong trang thái bình thường mới tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, 16 và 19 trên toàn quốc. Trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cao hơn các biện pháp tại quy định này thì chủ tịch UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Y tế và Thủ tướng.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả