-
Bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí kéo dài -
Quản lý an toàn thực phẩm: Hoàn hiện quy định để đáp ứng yêu cầu thực tế -
Gia hạn giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế đến hết ngày 30/6/2025 -
Hướng dẫn thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 14/1: Kỷ lục ghép tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức -
Từ mũi tiêm giảm đau, người phụ nữ bị liệt toàn thân
Cả nước ghi nhận 9.650 ca F0, 4.369 ca mắc cộng đồng
Tính từ 16 giờ ngày 15/11 đến 16 giờ ngày 16/11, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 9.650 ca nhiễm mới, trong đó 9 ca nhập cảnh và 9.641 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.038 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 4.369 ca trong cộng đồng).
Ngày 16/11, CDC Bình Thuận đăng ký bổ sung thông tin cho 609 ca nhiễm đã được lấy mẫu từ các ngày trước đó tại Bình Thuận. Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: An Giang (-178), Hà Nội (-81), Long An (-36). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tiền Giang (+171), Cà Mau (+125), Bà Rịa - Vũng Tàu (+122).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua 8.557 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.045.397 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.609 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.040.346 ca, trong đó có 868.180 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 6.481. Tổng số ca được điều trị khỏi là 870.997. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.101 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 2.813 ca; thở ô xy dòng cao HFNC là 796; thở máy không xâm lấn là 115 ca; thở máy xâm lấn là 366 ca; ECMO là 11
Từ 17 giờ 30 phút ngày 15/11 đến 17 giờ 30 phút ngày 16/11 ghi nhận 87 ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh (35), Bình Dương (7), Long An (6), Bạc Liêu (6), Đồng Nai (5), Cà Mau (5), Tây Ninh (3), Đồng Tháp (3), Bình Thuận (3), An Giang (3), Sóc Trăng (2), Tiền Giang (2), Kiên Giang (2), Gia Lai (1), Vĩnh Long (1), Khánh Hòa (1), Bến Tre (1), Hậu Giang (1). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua 83 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.270 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 166.888 xét nghiệm cho 238.597 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 24.353.066 mẫu cho 64.714.626 lượt người. Trong ngày 15/11 có 1.089.217 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 100.862.898 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 64.767.521 liều, tiêm mũi 2 là 36.095.377 liều.
Hà Nội có 150 ca mắc Covid-19, 28 ca cộng đồng
Số ca mắc mới từ 18 giờ ngày 15/11 đến 18 giờ ngày 16/11 Hà Nội ghi nhận 150 ca bệnh trong đó, cộng đồng (28), khu cách ly (111), khu phong tỏa (11).
Phân bố tại 22/30 quận, huyện: Nam Từ Liêm (19), Đống Đa (15), Bắc Từ Liêm (14), Hà Đông (13), Ba Đình (11), Long Biên (10), Quốc Oai (9), Gia Lâm (9), Hoàng Mai (8), Hà Đông (8), Cầu Giấy (7), Thanh Xuân (6), Hai Bà Trưng (5), Hoài Đức (5), Thanh Oai (4), Ứng Hòa (4), Thanh Trì (2), Đông Anh (2), Chương Mỹ (2), Phúc Thọ (2), Ba Vì (1), Mỹ Đức (1), Hoàn Kiếm (1).
Phân bố 150 theo các chùm ca bệnh, ổ dịch: Chùm ho sốt thứ phát (34); chùm liên quan ổ dịch Trần Duy Hưng (21); chùm sàng lọc ho sốt (15); chùm Phú Đô, Nam Từ Liêm (14); chùm liên quan các tỉnh có dịch (14); chùm liên quan OD Yên Nội, Đồng Quang (10); chùm liên quan ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng (10); chùm liên quan các tỉnh có dịch (thứ phát 8); chùm liên quan Kho hàng Shopee KCN Đài Tư (6); chùm liên quan ổ dịch Chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm (6); chùm liên quan ổ dịch đường Bưởi, Cống Vị (5); chùm liên quan ổ dịch Phú Vinh, Hoài Đức (3); chùm liên quan ổ dịch Thủ Lệ, Ngọc Khánh (2); chùm liên quan ổ dịch Phú La-Hà Đông (1); chùm ca bệnh liên quan ổ dịch Sài Sơn, Quốc Oai (1).
Phân bố 28 ca cộng đồng theo theo chùm: Sàng lọc ho sốt (15), ho sốt thứ phát (4), liên quan các tỉnh có dịch (2), ổ dịch Yên Nội, Đồng Quang (2), ổ dịch kho hàng Shopee KCN Đài Tư (2), liên quan các tỉnh có dịch thứ phát (2), ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm (1).
Phân bố 28 ca cộng đồng theo theo quận, huyện: Hoàng Mai (5), Hà Đông (5), Long Biên (4), Thanh Xuân (4), Nam Từ Liêm (2), Quốc Oai (2), Đống Đa (1), Chương Mỹ (1), Thanh Oai (1), Hoài Đức (1), Bắc Từ Liêm (1), Hoàn Kiếm (1).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 6.481 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.346 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 4.135 ca.
Thái Bình cấp bách thực hiện các biện pháp “khóa chặt” nguồn lây dịch Covid-19
Thái Bình đang cấp bách thực hiện các biện pháp nhằm “khóa chặt” nguồn lây, ứng phó với dịch Covid-19 sau khi ghi nhận nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV 2.
Từ ngày 10 - 15/11, Thái Bình ghi nhận 356 ca nhiễm Covid-19, trong đó 329 ca liên quan đến các ổ dịch trong tỉnh và 27 ca xâm nhập từ bên ngoài vào tỉnh.
Huyện Vũ Thư ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 cao nhất với 244 ca tại 25 xã, thị trấn. Trên địa bàn huyện còn 5 xã chưa ghi nhận ca nhiễm là Hồng Lý, Tân Hòa, Vũ Vân, Xuân Hòa, Bách Thuận. Tại TP. Thái Bình đã ghi nhận 68 ca nhiễm tại 15 xã, phường, huyện Kiến Xương ghi nhận 10 ca nhiễm và Đông Hưng 6 ca.
Đến ngày 15/11, toàn tỉnh Thái Bình đang cách ly, theo dõi sức khỏe hơn 1.380 trường hợp F1 và gần 5.460 trường hợp F2. Về công tác tiêm vaccine phòng Covid-19, đến 17 giờ ngày 14/11, toàn tỉnh đã thực hiện tiêm hơn 1,16 triệu mũi vaccine phòng Covid-19. Theo đánh giá của ngành Y tế, số ca F0 có thể tăng cao trong thời gian tới, cần triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch để khống chế triệt để các ổ dịch.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh đã yêu cầu các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong thời gian tới cần làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân đề cao cảnh giác, đồng thuận thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra; khuyến cáo người dân thực hiện tốt “5K”, hạn chế đi lại khi không có việc thực sự cần thiết, hạn chế tiếp xúc... Cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình, diễn biến của dịch bệnh; các biện pháp chỉ đạo phòng, chống dịch của trung ương, của tỉnh; tăng cường hơn việc tuyên truyền lưu động trong thời điểm hiện nay.
Các địa phương phải chuẩn bị tốt các điều kiện về “4 tại chỗ”; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người đi, về tỉnh, nhất là người đi, về từ các địa phương có ca nhiễm trong cộng đồng; giám sát chặt chẽ, quản lý công nhân, người đến, đã tiếp xúc tại các ổ dịch ở huyện Vũ Thư và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Bình. Các địa phương phải quản lý, lên danh sách công nhân của địa phương làm việc tại các công ty; tập trung tầm soát xét nghiệm ở các khu vực trọng điểm, nhất là các trường học.
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, bảo đảm an toàn, hiệu quả. Ngành Y tế nghiên cứu ngay việc tổ chức test nhanh ở trạm y tế; có phương án cách ly, điều trị.
Đối với huyện Vũ Thư, ngoài các biện pháp xét nghiệm sàng lọc diện rộng, nhanh chóng bóc tách F0 khỏi cộng đồng cần chỉ đạo quyết liệt, tập trung nhằm nhanh chóng kiểm soát tình hình, không để dịch diễn biến phức tạp hơn. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm diện rộng, tiếp tục có biện pháp phù hợp với các xã nguy cơ. TP. Thái Bình cần chủ động nghiên cứu, đánh giá tình hình, tham mưu các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
Rà soát giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho người chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Ngày 15/11, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 8374/VPCP-KTTH gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ yêu cầu rà soát giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Nghệ An, Vĩnh Long là các địa phương mới cho F1 cách ly tại nhà nhằm hạn chế tình trạng quá tải tại cơ sở cách ly tập trung. |
Theo đó, xét đề nghị của Bộ Tài chính tại công văn số 12312/BTC-CST ngày 27/10/2021 và công văn số 12698/BTC-BTC ngày 5/11/2021 về việc rà soát giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý áp dụng trình tự, thủ tục rút ngọn theo quy định Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xây dựng, ban hành các Thông tư giảm phí, lệ phí để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ theo đề xuất của Bộ Tài chính tại các văn bản nêu trên và ý kiến thống nhất của Bộ Tư pháp tại văn bản số 4056/BTP-DSKT ngày 3/11/2021.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ khẩn trương rà soát, đề xuất điều chỉnh giảm mức thu các khoản phí, lệ phí (bao gồm cả các khoản phí, lệ phí đã giảm trong năm 2021) thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, gửi Bộ Tài chính để xem xét, ban hành theo thẩm quuyền và quy định của pháp luật để tiếp tục hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ.
TP.HCM: Có 47.000 F0 đang điều trị tại nhà
Chiều 15/11, UBND TP.HCM đã công bố cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố ở cấp độ 2, giữ nguyên như 3 tuần trước. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là số quận, huyện "vùng xanh" đã giảm và số địa phương "vùng vàng" lại tăng.
Hiện Thành phố đang điều trị cho 12.179 bệnh nhân; trong đó có 646 trẻ em dưới 16 tuổi, 258 bệnh nhân nặng đang thở máy và 11 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Được biết, số lượng F0 tăng hầu hết ở các quận, huyện vùng ven như Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh, Quận 12, Gò Vấp và TP.Thủ Đức. Số F0 này đa số là công nhân làm việc tại các doanh nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp sinh sống tại các địa phương trên.
Theo thống kê, hiện TP.HCM có 47.000 F0 đang điều trị tại nhà, chiếm tỷ lệ 73% trên tổng số các ca bệnh Covid-19.
Nghệ An, Vĩnh Long cách ly F1 tại nhà
Tỉnh Nghệ An đã thực hiện cách ly F1 tại nơi cư trú theo mô hình tổ liên gia, hộ gia đình. Điều này sẽ làm giảm áp lực lên cả hệ thống chống dịch, giảm chi ngân sách và hạn chế được tình trạng lây nhiễm chéo.
Thời gian gần đây, Nghệ An số bệnh nhân mắc Covid-19 trong cộng đồng, tiếp tục tăng, trước tình hình đó tỉnh Nghệ An đã triển khai nhiều giải pháp phòng, chống dịch, trong đó việc cách ly y các trường hợp F1 được đặc biệt quan tâm.
Ban Chỉ đạo và Trung tâm Chỉ huy Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các huyện, thành thị căn cứ kết quả điều tra truy vết của cơ quan công an và y tế phân loại F1 để thực hiện cách ly y tế tại hộ gia đình. Huyện Nghi Lộc là đơn vị triển khai cách ly F1 tại nhà.
Chiều 15/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (từ ngày 1/10 - 13/11/2021) với tất cả các điểm cầu trong tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm cho hay, dự báo tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp do vậy tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, yêu cầu người dân không ra đường trong khung thời gian từ 20 giờ hôm trước đến 3 giờ sáng hôm sau, từ 0 giờ ngày 17 đến 30/11, trừ trường hợp cấp cứu, các lực lượng vận chuyển hàng hóa, công nhân lao động theo ca,...
Đặc biệt, Vĩnh Long sẽ áp dụng cho F1 được cách ly tại nhà từ ngày 17/11. UBND tỉnh Vĩnh Long sẽ có hướng dẫn cụ thể cho từng địa phương cả từng đối tượng.
Tỉnh cũng yêu cầu các địa phương triển khai ngay việc rà soát thành lập Ban Chỉ đạo và Ban Điều hành ở từng ấp, khóm có đủ cơ sở vật chất, năng lực y tế phải bảo đảm.
Tận dụng tất cả các lực lượng y tế học đường, y tế tư nhân; tăng cường giám sát việc thực hiện cách ly F1 tại nhà phù hợp với điều kiện gia đình, tình hình địa phương theo đúng quy định.
Đối với những gia đình không đủ điều kiện và yêu cầu của Bộ Y tế thì cho cách ly tập trung, cán bộ, đảng viên phải nắm sát hoàn cảnh của từng hộ gia đình. Đối với những hộ khó khăn, hộ nghèo và cận nghèo, phải hỗ trợ gói an sinh xã hội trong thời gian thực hiện cách ly theo quy định.
Đồng thời, các địa phương tăng cường khai báo y tế, ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch và tiêm vắc-xin ngừa Covid-19; triển khai thành lập các đội y tế lưu động…
-
Tin mới y tế ngày 15/1: Cảnh báo ung thư trung thất qua hai ca bệnh và lời khuyên từ bác sỹ -
Đơn giản hóa hồ sơ gia hạn đăng ký lưu hành thuốc -
Hà Nội xử phạt gần 5 tỷ đồng sau 1 tháng kiểm tra an toàn thực phẩm Tết -
Hà Nội: Dịch sởi có thể tăng thời gian tới -
Gia hạn giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế đến hết ngày 30/6/2025 -
Bé gái 12 tuổi phát hiện bệnh tăng áp phổi do dị tật mạch máu hiếm gặp -
Hướng dẫn thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500