-
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Dàn cảnh bán thuốc
Thủ đoạn mà các đối tượng tiến hành là tổ chức “dàn cảnh”, để mồi chài người bệnh đang chờ khám bệnh đến địa điểm giao dịch, tiến hành mua bán loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã lên tiếng cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bán thuốc không rõ nguồn gốc tại bệnh viện. |
Trường hợp chị A. trú tại huyện Gia Lâm, Hà Nội cùng gia đình đi khám bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là minh chứng điển hình.
Trong quá trình chờ vào phòng nội soi dạ dày tại Trung tâm Khám bệnh đa khoa và điều trị theo yêu cầu, chị A. bị một người tự xưng là “bệnh nhân cũng đến khám” giới thiệu về loại thuốc có thể chữa dứt điểm bệnh dạ dày.
Đang trong tâm thế lo lắng, mệt mỏi, cộng thêm lời nói và cách ăn mặc “chân chất” chị đã tin tưởng và đi theo đến địa điểm mua thuốc tại cổng nhà tang lễ quốc gia.
Cũng trước cửa phòng nội soi dạ dày, chú D. bị đối tượng dẫn dắt giống hệt trường hợp chị A. Chú mô tả thêm, chỗ bán thuốc không cố định, chỉ có 1-2 người bán hàng cùng chiếc xe máy “màu đỏ” xách túi đen đựng thuốc bên trong.
Sau mỗi đợt lừa đảo và mua bán thành công, nhóm này di chuyển đến nơi khác. Do đó, bệnh nhân sau khi nhận ra mình đã bị lừa không thể trả lại thuốc và lấy lại tiền.
“Tam thất nam chữa trào ngược dạ dày” là tên thuốc nhóm đối tượng trên lừa bán. Sản phẩm được đựng trong túi bóng kính và buộc dây chun sơ sài, không có nhãn mác và hướng dẫn sử dụng. Mỗi gói bán với giá khoảng 1 triệu đồng.
Vì thủ đoạn lừa đảo tinh vi, có tổ chức của nhóm đối tượng cũng như phút mất cảnh giác mà chị A., chú D. và có thể nhiều người bệnh đã mất số tiền lớn.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cảnh báo, người dân đến khám bệnh tại bệnh viện lưu ý cần tỉnh táo để không bị lừa đảo, thiệt hại về tài sản cũng như sức khỏe, không tin lời mời chào, mua thuốc của những người không rõ lai lịch, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ và chưa được kiểm định.
Người bệnh chỉ nên mua thuốc khi có đơn kê của bác sĩ, thuốc được bán tại các nhà thuốc của bệnh viện nằm trong khuôn viên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
TP.HCM lên kịch bản ứng phó đậu mùa khỉ
Sở Y tế TP HCM vừa văn bản về hướng dẫn tạm thời giám sát, phòng chống đậu mùa khỉ trên địa bàn. Theo đó, có 2 trường hợp: Trường hợp nghi ngờ và trường hợp có thể.
Trường hợp nghi ngờ là người đang sinh sống tại quốc gia không lưu hành bệnh đậu mùa khỉ, bị phát ban có bóng nước cấp tính không rõ nguyên nhân và có một hoặc nhiều dấu hiệu, triệu chứng như sốt (> 38°C), nổi hạch đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược.
Trường hợp có thể là trường hợp nghi ngờ và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ như: Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát, có tiếp xúc với ca bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh có thể, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục), hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ cùng cá nhân của người bệnh.
Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ. Hoặc có các triệu chứng bệnh nêu trên đến mức phải nhập viện.
Theo đó, người nghi ngờ mắc bệnh phải tự cách ly, đeo khẩu trang, theo dõi sức khỏe tại nhà, nhân viên y tế địa phương giám sát và lấy mẫu xét nghiệm gửi đến Viện Pasteur TP.HCM hoặc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Nếu vào viện, bệnh nhân phải đi bằng xe cá nhân hoặc Trung tâm Cấp cứu 115 vận chuyển, hạn chế di chuyển bằng phương tiện công cộng.
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cửa khẩu TP.HCM tăng cường giám sát thân nhiệt người nhập cảnh qua máy đo thân nhiệt, phát hiện các triệu chứng nghi ngờ. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM được chỉ định chuyên điều trị đậu mùa khỉ
Tại Việt Nam, đến nay chưa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ, tuy nhiên thời gian qua Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng đã có các văn bản yêu cầu các Viện đầu ngành, các địa phương chuẩn bị kịch bản ứng phó với dịch.
Ngăn sốt xuất huyết bùng phát
Cục Y tế dự phòng đề nghị lãnh đạo các Viện: Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Pasteur TP.HCM; Pasteur Nha Trang; Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên thành lập ngay các đoàn công tác trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương, nhất là các tỉnh, huyện, vùng nóng ghi nhận số mắc và tử vong do sốt xuất huyết cao để tập trung hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật và hóa chất, vật tư phòng, chống sốt xuất huyết.
Các đoàn hướng dẫn, đôn đốc địa phương triển khai công tác truyền thông cao điểm trong tháng 6 và 7/2022 hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết;
Vận động người dân lật úp các dụng cụ chứa nước đọng không sử dụng, đậy kín dụng cụ chứa nước để ngăn muỗi đẻ trứng và diệt muỗi, loăng quăng/bọ gậy phòng, chống bệnh sốt xuất huyết;
Bên cạnh đó vận động cộng đồng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội chủ động tham gia và phối hợp tốt với cơ quan y tế trong việc thực hiện các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết tại địa phương.
Các Viện tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt loăng quăng/bọ gậy, xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng.
Cục Y tế dự phòng cũng đã đề nghị giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết và hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 12 (ngày 15/6) với chủ đề “Đẩy lùi bệnh sốt xuất huyết”.
Tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng/bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết. Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn triển khai các hoạt động tuyên truyền để người dân hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng;
Đồng thời chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt.
Mặt khác tổ chức tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ y tế làm công tác điều trị tại tất cả các tuyến; tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt loăng quăng/bọ gậy, xử lý ổ dịch... cho cán bộ y tế dự phòng.
-
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam -
Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻ -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Hà Nội sẽ xây dựng 5 tổ hợp y tế chất lượng cao -
Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up