-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Người bệnh được lợi
Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm trong chăm sóc sức khỏe do Nhà nước tổ chức, thực hiện không vì mục đích lợi nhuận. Bảo hiểm y tế đã giúp nhiều người vượt qua khó khăn khi chẳng may ốm đau, tai nạn.
Ngày 1/7 hằng năm được chọn là Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam nhằm khuyến khích, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. |
Tham gia bảo hiểm y tế được xem là một hình thức tiết kiệm đóng góp khi lành, để dành khi ốm, nhằm giảm bớt gánh nặng về kinh tế khi không may bị ốm đau, bệnh tật, kể cả những bệnh hiểm nghèo, chi phí lớn...
Năm nay, từ ngày 1/7, mức lương cơ sở được điều chỉnh lên 1.800.000 đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ. Do đó, mức đóng và chế độ Bảo hiểm y tế cũng được điều chỉnh phù hợp với quy định mới.
Cụ thể, mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng = Lương cơ sở hiện hành x 4,5%. Đối với người dân tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, từ ngày 1/7, khi tăng lương cơ sở thì mức đóng sẽ tăng từ 67.050 đồng/tháng lên 81.000 đồng/tháng và được giảm dần mức đóng cho các thành viên trong gia đình khi cùng tham gia.
Theo hướng dẫn mới của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trường hợp tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng, hoặc tham gia bảo hiểm y tế theo diện hộ gia đình nếu tham gia từ ngày 1/7 trở đi tính đóng theo lương cơ sở mới là 1,8 triệu đồng/tháng; trường hợp đã tham gia và cấp thẻ bảo hiểm y tế trước ngày 1/7, không phải đóng bổ sung theo lương cơ sở mới.
Từ ngày 1/7, người tham gia bảo hiểm y tế được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.
Có nghĩa là, trước ngày 1/7, một lần khám, chữa bệnh của người bệnh đúng quy định có chi phí thấp hơn 223.500 đồng được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí.
Từ ngày 1/7, chi phí trong một lần đi khám, chữa bệnh dưới 270.000 đồng, người dân được miễn phí. Mức chi phí này tăng 46.500 đồng so với mức cũ.
Ngoài ra, người có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (tương đương 10,8 triệu đồng), trừ trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến, cũng được bảo hiểm y tế chi trả 100%. Mức tiền đồng chi trả để được bảo hiểm y tế thanh toán 100% hiện nay là 8,94 triệu, từ 1/7 tăng lên 10,8 triệu đồng.
Mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 45 tháng lương cơ sở. Từ 1/7, mức này sẽ tăng từ hơn 67 triệu đồng lên 81 triệu đồng.
Bên cạnh đó, danh mục thuốc BHYT mới đã bổ sung nhiều loại thuốc được hưởng BHYT, trong đó bổ sung 47 loại thuốc mãn tính được cấp tại các trạm y tế, mở rộng nhiều loại thuốc nâng hạng bệnh viện...; qua đó đáp ứng ngày càng tốt hơn quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
Sốt xuất huyết vẫn phức tạp
Theo Sở Y tế TP.HCM bước vào mùa mưa, số ca mắc và nhập viện do bệnh sốt xuất huyết cũng bắt đầu gia tăng. Số ca mắc tích lũy đến hiện tại là 8.298 ca, thấp hơn 53,2% so cùng kỳ năm 2022 (17.733 ca), không ghi nhận trường hợp tử vong do Sốt xuất huyết.
Trong tuần, có 12/22 quận huyện và 23/312 phường xã có số ca bệnh tăng so với số mắc trung bình 4 tuần trước.
Trước tình hình dịch chồng dịch, TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết trên địa bàn.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) tiếp tục tăng cường giám sát các điểm nguy cơ, hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại các quận, huyện và TP.Thủ Đức.
Thông tin từ bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, hiện nay bệnh viện này đang tiếp nhận hơn 20 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó có nhiều ca nặng phải thở máy.
Trong tuần qua, bệnh viện cũng đã nỗ lực cứu sống nhiều trường hợp trẻ sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy hô hấp, rối loạn đông máu.
Tại miền Bắc cũng ghi nhận nhiều ca mắc tay chân miệng diễn biến nặng, trong đó chủ yếu biến chứng do mắc chủng EV71.
Trong 6 tháng đầu năm, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận gần 500 trẻ mắc tay chân miệng nhập viện. Trong số đó, có 20%-30% trường hợp là nhiễm chủng virus EV71.
Theo các chuyên gia, bệnh tay chân miệng diễn tiến nhanh, cho nên quan trọng là phải kịp thời nhận biết dấu hiệu chuyển nặng để xử trí, chuyển tuyến kịp thời.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng, Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, tay chân miệng độ 2 là giai đoạn bệnh chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng hơn, có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời.
Bác sĩ nhấnn mạnh, các cha mẹ cần có kiến thức cần thiết về các cấp độ tay chân miệng, nhất là bệnh ở cấp độ 2. Theo đó, bệnh tay chân miệng cấp độ 2 được chia làm 2 nhóm với các triệu chứng thường gặp sau:
Tay chân miệng dạng 2a thường sẽ xuất hiện sau khoảng 48 giờ kể từ khi bệnh xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.
Triệu chứng của tay chân miệng độ 2a gồm: Giật mình đột ngột với tần suất dưới 2 lần/30 phút (trẻ có thể giật mình khi đang chơi, đang ngủ, không liên quan đến các yếu tố bên ngoài như âm thanh lớn,..); cơn sốt trở nên nặng dần, từ dưới 38,5 độ C lên trên 39 độ C.
Sốt cao kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã dùng thuốc hạ sốt; trẻ có biểu hiện nôn trớ khi ăn, khi bú; trẻ ủ rũ, mệt mỏi, mắt lờ đờ; quấy khóc nhiều, trung bình 15-20 phút/lần, diễn ra nhiều hơn vào ban đêm.
Tay chân miệng độ 2b là tình trạng bệnh đang dần trở nên nặng hơn với các triệu chứng dễ nhận biết gồm: Nhóm 1: Trẻ giật mình trên 2 lần/30 phút kèm theo các triệu chứng mạch đập nhanh trên 130 lần/phút, có xu hướng muốn ngủ nhiều hơn.
Nhóm 2: Sốt cao trên 39.5 độ C, không có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi đã dùng thuốc hạ sốt, mạch đập trên 150 lần/phút, run người, run tay chân, chi yếu, đi loạng choạng, giọng nói thay đổi, mắt chuyển lác.
Bệnh tay chân miệng cấp độ 2 vẫn được đánh giá là cấp độ bệnh nhẹ. Bệnh có thể được chữa khỏi tại nhà trong khoảng 7-10 ngày nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
"Tuy nhiên, khi có dấu hiệu chuyển biến sang cấp độ 2b, trẻ cần được đưa đến bệnh viện khẩn cấp để được hỗ trợ", bác sĩ Tùng khuyến cáo.
Trong một số trường hợp, bệnh tay chân miệng cấp độ 2 gây ra các biến chứng nguy hiểm, liên quan đến hô hấp, tim mạch và thần kinh của trẻ như viêm màng não, viêm nhu mô não, viêm thân não, viêm não, viêm não tủy.
Các biến chứng này có thể gây ra nhiều tổn thương không thể hồi phục, thậm chí gây tử vong ở trẻ nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.
Tay chân miệng cấp độ 2 hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị, việc điều trị bệnh thường sẽ dựa vào các nguyên tắc các phương pháp điều trị hiện có chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng.
Thuốc kháng sinh không được sử dụng trong điều trị bệnh tay chân miệng, trừ các trường hợp xuất hiện bội nhiễm do vi khuẩn.
Trẻ mắc bệnh cần được theo dõi chặt chẽ các triệu chứng nhằm phát hiện và xử lý sớm các biến chứng, giảm tối đa tổn thương do bệnh gây ra. Thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh nhằm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ.
Theo bác sĩ Duy Tùng, tùy thuộc vào các yếu tố như: tình trạng bệnh của trẻ, độ tuổi, tiền sử bệnh,… bác sĩ sẽ cân nhắc và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Để bảo đảm an toàn và xử lý kịp thời các biến chứng nguy hiểm (nếu có), trẻ bị tay chân miệng độ 2 thường sẽ được yêu cầu điều trị tại bệnh viện.
Nguy cơ xảy ra biến chứng ở trẻ bị tay chân miệng cấp độ 2b cao, do đó, bố mẹ cần chú ý: Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, kê gối cao cho trẻ sao cho đầu cao hơn người 30 độ; hạ sốt tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ; theo dõi chặt chẽ nhiệt độ, huyết áp, mạch đập, tri giác, nhịp thở của trẻ nhằm phát hiện và xử lý sớm các bất thường nếu có.
Điều trị, nuôi dưỡng thành công trẻ sinh non 7 lạng
Sau hơn 2 tháng thấp thỏm, lo âu, chỉ được nhìn con qua những bức ảnh của các bác sỹ của khoa Sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, ngày 27/6 chị H.T.N (Thanh Sơn, Phú Thọ) vô cùng vui mừng và xúc động được bế con trên tay.
Ở tuần thai thứ 27, chị N. được gia đình đưa đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán bong rau non.
Trước đó, vợ chồng chị N. đã thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và được song thai. Quá trình mang thai, chị N. thực hiện quản lý thai nghén đầy đủ theo tư vấn của các bác sĩ sản khoa.
Chị N nhập viện và ngay lập tức được chỉ định sinh mổ bắt thai, được 1 bé trai và 1 bé gái có cân nặng lần lượt: 700gram (bé trai) và 600gram (bé gái). Sau sinh, các bé đều xuất hiện tình trạng suy hô hấp nặng, người tím tái.
Một ekip hồi sức sơ sinh ngay lập tức được huy động, cấp cứu tại phòng sinh. Sau khi các chỉ số an toàn, cả 2 trẻ được chuyển đến Đơn nguyên Hồi sức tích cực sơ sinh (khoa Sơ sinh) điều trị. Không được may mắn, bé gái (600gram) sau 1 tháng điều trị, diễn biến nặng do mang nhiều bệnh lý của trẻ sinh non kèm theo, đã được các bác sĩ cấp cứu cố gắng điều trị nhưng đã không thể duy trì sự sống.
Bác sĩ Tưởng Khánh Ly, Khoa Sơ sinh cho biết, đối với các bệnh nhi sinh cực non và cân nặng thấp như vậy, cuộc chiến giành lại sự sống cho các bé là vô cùng khó khăn với tiên lượng dè dặt.
Đặc biệt, trong quá trình điều trị, chăm sóc cần thật tỉ mỉ, cẩn thận.Các bác sĩ phải cân nhắc từng loại thuốc đưa vào, không thừa hay thiếu từng ml dịch nuôi dưỡng, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm để tránh tình trạng hạ thân nhiệt và mất nước, luôn sát sao về vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn…
Tại Khoa Sơ sinh, trẻ được thở máy chỉ số cao, đặt các đường truyền trung tâm để duy trì dịch nuôi dưỡng và thuốc vận mạch, đặt catheter động mạch theo dõi huyết áp liên tục.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhi được truyền máu, huyết tương albumin, dùng kháng sinh.
Sau 2 tuần trẻ dần ổn định ăn 5ml x 8 lần/ngày nặng 1,2kg. Sau gần 2 tháng điều trị, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ăn được 50ml x 8 lần/ngày nặng 2,2kg, các bác sĩ tiếp tục duy trì theo dõi, chăm sóc bằng phương pháp Kanggaroo để bệnh nhi cai dần máy thở, cắt kháng sinh đủ điều kiện ghép mẹ sớm được ra viện về nhà. Hiện tại sau hơn 2 tháng được theo dõi điều trị tại Khoa Sơ sinh cân nặng trẻ đạt 2,5kg và được ra ghép mẹ.
BSCKI. Nguyễn Đức Hậu,Trưởng khoa Sơ sinh khuyến cáo, phụ nữ có thai cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, thực hiện quản lý thai nghén tại cơ sở y tế uy tín, đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật phục vụ chẩn đoán thay vì chỉ siêu âm thai thông thường để có thể phát hiện và xử trí kịp thời các vấn đề bất thường trong quá trình mang thai.
Đặc biệt, đối với các trường hợp đa thai trong quá trình thai nghén càng cần tuân thủ nghiêm túc các tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ Sản khoa để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
Hiện nay Khoa Sơ sinh cũng đang nuôi dưỡng một trường hợp trẻ sinh non 25 tuần cân nặng 500gram được chuyển đến từ Bệnh viện đa khoa Hùng Vương khi trẻ ba ngày tuổi.
Trường hợp này được đánh giá là rất khó khăn do trẻ xuất hiện tình trạng ngừng tuần hoàn trên đường đi chuyển viện.
Tuy nhiên, sau gần 20 ngày điều trị tại Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi, trẻ đã có tiến triển tốt hơn, cân nặng đạt 700gram, các bác sĩ tại khoa vẫn đang tích cực điều trị chăm sóc giành giật sự sống cho bé.
Trước đây khoa Sơ sinh đã từng nuôi dưỡng và điều trị cho trẻ có cân nặng 450gram, bé gái 600gram sinh non khi tuổi thai mới bước vào tuần thứ 26, suy hô hấp nặng, mọi phản xạ tự nhiên gần như không có.
Sau 76 ngày được các bác sĩ, điều dưỡng tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi tận tình chăm sóc, cứu chữa bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất, bé đã có tiến triển rất tốt, cân nặng đạt 2000gram và được ra viện.
Đây là một trong những trường hợp trẻ sinh non nhất, có cân nặng nhẹ nhất được cứu sống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ trước đến nay.
Để nâng cao chất lượng điều trị, nuôi dưỡng cho trẻ sinh non, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã đầu tư trang thiết bị hiện đại đồng thời triển khai nhiều kỹ thuật cao như bơm surfactant trưởng thành phổi, thở máy và máy cao tần, đặt đường truyền trung tâm từ ven ngoại vi.
Đây đều là những kỹ thuật cao nhất hiện nay, được áp dụng tại các Bệnh viện tuyến Trung ương để điều trị cho trẻ sinh non.
Bệnh viện đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đạt được kết quả điều trị tốt nhất đối với nhóm trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân.
Bên cạnh việc đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, đảm bảo quy trình nghiêm ngặt về chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, bệnh viện cũng chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực chăm sóc, hồi sức tích cực sơ sinh, có tinh thần, thái độ tốt, tận tâm, nhiệt huyết và yêu nghề.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025