-
Trẻ mới 11 tuổi cũng bị huyết áp cao -
Hà Nội chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi -
Nguy cơ tổn thương não, ngưng tim vì “bắt pen” -
Nhập khẩu dược phẩm tăng mạnh, 9 tháng tiêu 3,15 tỷ USD -
TP.HCM vẫn còn quận, huyện chưa đạt tỷ lệ tiêm vắc-xin sởi -
Tin mới y tế ngày 14/10: Tăng cường kiểm dịch, ngăn chặn ca bệnh Marburg từ cửa khẩu
Hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước tại TP.HCM, Hà Nội và Cần Thơ; Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời. Qua báo cáo của hệ thống giám sát, biến thể phụ BA.2 vẫn là biến thể chủ đạo trong cộng đồng.
Ảnh minh hoạ |
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vắc-xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ bệnh trở nặng.
Theo một nhóm nghiên cứu của Trung tâm y tế Mayo Clinic của Mỹ cho thấy bước đầu những người không tiêm vắc-xin Covid-19 có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn khoảng 5 lần so với những người được tiêm chủng và tiêm mũi tăng cường; nguy cơ cần nhập viện điều trị và tử vong ở nhóm người này cũng cao hơn lần lượt là 7,5 lần và 15 lần so với người đã tiêm chủng.
Do đó, việc đẩy mạnh triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học. Tiếp tục tăng cường truyền thông, vận động, khuyến khích người dân tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ.
Nhiều tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm vắc-xin Covid-19 mũi 4 thấp dưới 10%
Chiều 17-7, Bộ Y tế tiếp tục công bố các địa phương có tỷ lệ tiêm vắc-xin nhắc lại đạt thấp. Cụ thể:
Nhóm từ 18 tuổi trở lên:
Tiêm nhắc lần 1 (mũi 3): Tổng số có 47.037.284 mũi tiêm (70,2%), trong ngày có 24 tỉnh triển khai với 36.617 người được tiêm:
Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc lần 1 thấp: Hải Phòng (44,3%); Quảng Nam (45,5%); Bình Thuận (49,1%); Đồng Nai (44,8%); Cần Thơ (50,6%).
Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc lần 1 cao: Bắc Giang (96,6%); Nghệ An (95,0%); Bến Tre (95,2%).
Tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 6.846.906 mũi tiêm (36,8%), trong ngày có 24 tỉnh triển khai với 95.530 người được tiêm.
Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc lần 2 thấp: Bắc Cạn (6,5%); Nghệ An (9,8%); Quảng Bình (4,8%); Bình Định (6,5%); Đồng Tháp (8,8%).
Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc lần 2 cao: Quảng Ninh (80,5%); Đà Nẵng (84,9%); Khánh Hòa (79,4%)
Nhóm từ 12-17 tuổi: Ghi nhận 8.679.535 trẻ tiêm đủ 2 mũi đạt 99,1%; Tiêm nhắc: 1.733.366 trẻ (19,8%).
Tỉnh tiêm mũi nhắc thấp, dưới 15% gồm:
Miền Bắc (12 tỉnh): Hà Nội; Nam Định; Hải Dương; Hưng Yên; Quảng Ninh; Nghệ An; Hà Tĩnh; Lạng Sơn; Tuyên Quang; Hà Giang; Cao Bằng; Điện Biên.
Miền Trung (6 tỉnh): Quảng Bình; Quảng Trị; Đà Nẵng; Quảng Nam; Phú Yên; Bình Thuận.
Tây Nguyên (1 tỉnh): Đắc Nông.
Miền Nam (8 tỉnh): TP Hồ Chí Minh; Bà Rịa – Vũng Tàu; Đồng Nai; Tiền Giang, Sóc Trăng; Trà Vinh; Đồng Tháp; Bình Dương.
Kết quả tiêm nhắc tốt: Thanh Hóa (54,3%); Bắc Giang (57,8%); Hậu Giang (58,6%).
Nhóm từ 5-11 tuổi: Tổng số mũi tiêm: 10.222.352. Mũi 1: 7.023.539 trẻ (61,4%);
Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Nghệ An (41,2%); Đà Nẵng (31,4%); Quảng Nam (29,2%); Đắc Lắc (38,7%); TP Hồ Chí Minh (41,3%).
Tỉnh tiêm cao: Ninh Thuận (99,0%); Sóc Trăng (90,7%); Bạc Liêu (97,7%).
Mũi 2: 3.198.813 trẻ (27,9%).
Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (12,9%); Vĩnh Phúc (15,4%); Đà Nẵng (13,0%); Quảng Nam (7,9%); Khánh Hòa (12,6%).
Tỉnh tiêm cao: Ninh Thuận (69,3%); Vĩnh Long (60,0%); Bạc Liêu (57,9%).
Luật Bảo hiểm Y tế dự kiến điều chỉnh 5 nhóm chính sách lớn
Bộ Y tế đã thành lập Ban soạn thảo xây dựng dự án Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, thông qua đánh giá, tổng kết thực tiễn, tổng hợp và luận giải các vấn đề vướng mắc, xem xét kinh nghiệm trên thế giới về BHYT, thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân xét trên cả 3 phương diện về tỷ lệ dân số tham gia BHYT, phạm vi dịch vụ được hưởng và mức độ bảo vệ tài chính của người sử dụng dịch vụ y tế.
Bộ Y tế, Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam và các Bộ, ngành cơ quan liên quan đã tiến hành việc nghiên cứu, xây dựng Luật BHYT sửa đổi.
Lần sửa đổi Luật này dự kiến sẽ điều chỉnh 5 nhóm chính sách lớn bao gồm:
1. Mở rộng đối tượng tham gia
2. Mở rộng phạm vị quyền lợi có chọn lọc
3. Đa dạng loại hình cơ sở cung ứng dịch vụ
4. Nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành bảo hiểm y tế, trách nhiệm của cơ sở cung ứng dịch vụ y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội.
5. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.
-
Nhập khẩu dược phẩm tăng mạnh, 9 tháng tiêu 3,15 tỷ USD -
TP.HCM vẫn còn quận, huyện chưa đạt tỷ lệ tiêm vắc-xin sởi -
Tin mới y tế ngày 14/10: Tăng cường kiểm dịch, ngăn chặn ca bệnh Marburg từ cửa khẩu -
Tai biến khi phẫu thuật thẩm mỹ: Những nguy cơ cần được lưu ý -
Giám sát các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm -
Đề xuất phương án làm giảm số người hút thuốc lá và chi phí bệnh tật -
Xây hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm