Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 08 tháng 10 năm 2024,
Tin mới về y tế ngày 19/5: Tăng đột biến các ca bệnh viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma ở trẻ nhỏ
D.Ngân - 19/05/2023 10:42
 
Từ đầu tháng 5 đến nay, Hệ thống y tế Medlatec ghi nhận số lượng trẻ đến khám và điều trị vì bị viêm phổi do Mycoplasma tăng đột biến.

Tăng cao bất thường

Thời gian gần đây, Hệ thống Y tế Medlatec tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi đến khám và điều trị vì bị viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma.

Từ đầu tháng 5 đến nay, Hệ thống y tế Medlatec ghi nhận số lượng trẻ đến khám và điều trị vì bị viêm phổi do Mycoplasma tăng đột biến.

Cụ thể, từ đầu tháng 5 đến nay, Hệ thống y tế Medlatec ghi nhận số lượng trẻ đến khám và điều trị vì bị viêm phổi do Mycoplasma tăng đột biến.

Viêm phổi do Mycoplasma là một bệnh nhiễm trùng ở phổi khá phổ biến, do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây ra. Bệnh thường bùng phát thành dịch vào thời điểm giao mùa, phát tán qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi.

Đây là bệnh viêm phổi không điển hình do nó có những triệu chứng khác với những bệnh viêm phổi do nhiễm khuẩn thông thường khác.

Khi vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae xâm nhập vào cơ thể, có thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 đến 3 tuần. Ở trẻ em, ho và sốt là những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Tình trạng sốt ở trẻ em thường không quá cao, chủ yếu dưới 39 độ C.

Triệu chứng nổi bật nhất chính là ho liên tục và kéo dài. Ban đầu trẻ thường ho khan, sau đó chuyển sang ho có đờm. Tình trạng ho này có thể kéo dài 3 đến 4 tuần, kèm theo ho và sốt, trẻ thường sổ mũi, quấy khóc, chán ăn, tiêu chảy,...

Thạc sĩ, bác sĩ Ngô Thị Cam, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, với các triệu chứng không điển hình, trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma thường bị bỏ qua giai đoạn đầu, hoặc điều trị theo kinh nghiệm dẫn những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Một số biến chứng nguy hiểm của viêm phổi do Mycoplasma có thể kể tới như: Nhiễm trùng máu: Nhiễm trùng ở phổi có thể lây lan sang máu và dần dần nhiễm trùng từ máu sẽ lây lan qua các bộ phận khác trong cơ thể.

Bệnh nhi có thể bị tràn dịch màng phổi do việc tích tụ dịch quá nhiều dễ gây ra tràn dịch màng phổi. Điều này sẽ chèn ép lên phổi và gây khó thở. Các vùng nhiễm trùng ở phổi rất dễ trở thành các ổ áp xe.

Những người bị viêm phổi cả hai thùy rất dễ gặp phải tình trạng suy hô hấp cấp. Dưới sự tác động của vi khuẩn, tình trạng viêm phổi có thể gây ra các tác động tiêu cực đến cơ quan khác, chẳng hạn như giảm huyết áp, nhịp tim hoặc thậm chí là mất nhận thức.

Bệnh viêm phổi ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe hệ hô hấp và thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức để phòng ngừa viêm phổi hiệu quả bằng một số biện pháp như bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ;

Vệ sinh nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các nguy cơ gây bệnh; mang khẩu trang để hạn chế bụi bẩn và vi khuẩn khi ra ngoài; thường xuyên cho trẻ súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý.

Cần điều trị dứt điểm các tình trạng bệnh có thể gây ra viêm phổi như: trào ngược dạ dày, tim bẩm sinh. Tiêm phòng đầy đủ các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là lao, cúm, sởi, phế cầu, HiB. Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh tiến triển nặng hơn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Cụ bà 107 tuổi được phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết, Khoa Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện mới đây đã thay khớp háng nhân tạo thành công cho cụ bà 107 tuổi, một độ tuổi xưa nay hiếm.

Bệnh nhân là cụ Trần Thị Ch. (107 tuổi) ở phường Dương Huy, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Cách đây 2 tháng cụ Ch. bị ngã đập mông xuống nền cứng, sau tai nạn hạn chế vận động háng phải.

Tình trạng người bệnh ngày càng nặng nề hơn, đùi phải sưng đau, mất vận động, sinh hoạt phụ thuộc vào con cái. Gia đình đưa cụ đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, qua phim X-quang, các bác sĩ chẩn đoán cụ Ch. bị gãy cổ xương đùi phải và được chỉ định mổ thay khớp háng nhân tạo.

Nhận định đây là bệnh nhân tuổi cao hiếm gặp, nguy cơ xảy ra rủi ro trong và sau phẫu thuật cao nên bệnh viện đã hội chẩn liên khoa để tầm soát tất cả các bệnh lý đi kèm, dự phòng huyết khối và tiên lượng trước nguy cơ để có phương án xử lý.

BS.CKI Phạm Trung Đức, Phó Trưởng khoa Gây mê hồi sức cùng các bác sĩ trong khoa đã tiến hành gây tê tủy sống cho bệnh nhân. Quá trình gây tê tủy sống khó khăn do cụ tuổi cao, thể trạng gầy yếu, tim phổi kém hoạt động, chức năng hô hấp suy giảm, đã giải phẫu cột sống cong vẹo, biến dạng so với bình thường…

Kíp mổ do BS.CKII Lương Toàn Thắng, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình làm trưởng kíp tiến hành rạch da bộc lộ ổ gãy cổ xương đùi phải và loại bỏ chỏm xương đùi. Tiếp tục làm sạch ổ khớp, lắp chỏm nhân tạo cùng chuôi, nắn chỉnh kiểm tra vận động khớp háng tốt, không trật.

Ca mổ trong 1 tiếng diễn ra thuận lợi. Sau mổ, sức khỏe cụ 107 tuổi ổn định, hiện đã ngồi dậy được và chuẩn bị xuất viện.

Chẩn đoán, điều trị viêm phổi: Tiêm phòng là yếu tố quan trọng
Tiêm phòng cúm đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh viêm phổi, đặc biệt là ở người lớn tuổi có suy giảm miễn dịch...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư