-
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II
Nhiều biến chứng nặng, không được chủ quan
Từ đầu năm 2023 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận hơn 1.200 trẻ mắc bệnh Tay chân miệng đến khám với gần 500 trẻ phải nhập viện điều trị. Trong số đó có 20% - 30% trường hợp là nhiễm chủng virus EV71.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận hơn 1.200 trẻ mắc bệnh Tay chân miệng đến khám với gần 500 trẻ phải nhập viện điều trị. |
Hai nhóm tác nhân gây bệnh Tay chân miệng thường gặp là Coxsackie virus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71). Trong khi các trường hợp nhiễm CA16 thường biểu hiện bệnh nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, thì EV71 sẽ gây bệnh nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, phù phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời
Theo ThS.BS Đỗ Thị Thuý Nga, Phó Trưởng khoa Nội Tổng quát, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, có hai biến chứng thường gặp với bệnh Tay chân miệng là biến chứng thần kinh và biến chứng suy hô hấp, suy tuần hoàn.
Tuy nhiên, năm nay Khoa chúng tôi tiếp nhận nhiều trẻ biến chứng thần kinh hơn, trong đó điển hình nhất là viêm não.
Các bệnh nhi vào viện thường trong tình trạng tỉnh táo, không rối loạn tri giác nhiều, nhưng có biểu hiện giật mình, đặc biệt là giật mình ở đầu giấc ngủ và cuối giấc ngủ; ngoài ra còn có biểu hiện là run chi, đi lại loạng choạng,…
Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt, kém ăn, khó chịu và đau họng.
Từ 1 đến 2 ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở xuất hiện trong miệng gây đau rát. Ban đầu là những nốt phồng rộp màu đỏ và thường phát triển thành các vết loét. Các vết loét này chủ yếu ở trên lưỡi, lợi và bên trong má.
Phát ban không ngứa xuất hiện trong 1-2 ngày với các tổn thương màu đỏ phẳng hoặc gồ lên, một số kèm theo bọng nước. Phát ban thường tập trung nhiều trong lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện ở mông và/hoặc ở cơ quan sinh dục.
Bệnh nhi cũng có thể không có triệu chứng điển hình hoặc có thể chỉ bị phát ban hoặc loét miệng.
Phân loại bệnh theo mức độ nặng: Bệnh nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà
Khi trẻ có tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt. Người chăm trẻ phải được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc bệnh nhi Tay chân miệng, cách phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
Ưu điểm của chăm sóc tại nhà là trẻ được hưởng điều kiện vệ sinh tốt hơn, môi trường xung quanh sạch sẽ và đặc biệt là giảm được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.
Bệnh nặng, cần nhập viện điều trị. Bệnh được đánh giá là nặng khi có các biểu hiện sau: Sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt
Mệt mỏi, không chơi, bỏ ăn, ngủ nhiều, lơ mơ,…. Giật mình nhiều (>= 2 lần trong 30 phút); Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc ở tay, chân
Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè; run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
Do bệnh Tay chân miệng chuyển biến nhanh, khó lường nên khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, để được tư vấn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng, từ đó kịp thời điều trị. Cha mẹ không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm.
Bệnh than bùng phát ở một số tỉnh miền núi, đẩy mạnh biện pháp phòng, chống
Bệnh than bắt đầu được phát hiện vào cuối tháng 5/2023 tại xã Mường Báng và xã Xá Nhè, đều ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, với 13 trường hợp mắc ở 3 ổ dịch, trong đó xã Xá Nhè có 2 ổ.
Cả 3 ổ dịch trên đều xuất phát từ trâu, bò chết không rõ nguyên nhân của bản Pàng Dề A. Sau đó, lực lượng chức năng của huyện Tủa Chùa tiếp tục ghi nhận thêm 132 người có tiếp xúc, ăn thịt của 3 con trâu, bò nêu trên.
Các triệu chứng gồm: Bọng nước, xuất hiện vết loét trên da; Một số người xuất hiện triệu chứng đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, đau nhức toàn thân. Đến nay, chưa ghi nhận ca tử vong.
Tiếp theo đó, từ tháng 6 đến nay, trên địa bàn huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cũng ghi nhận 3 trường hợp mắc bệnh than đều ở xã Chăn Nưa, huyện Sin Hồ, tỉnh Lai Châu. Cả 3 người đều tham gia mổ và ăn thịt trâu chết nghi do mắc bệnh than của người dân trong xã.
Theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Lai Châu, tình hình dịch bệnh chưa ổn định do nguồn lây tại chỗ, có nhiều người tham gia mổ và ăn thịt trâu chết, vi khuẩn khi sinh nha bào có thể tồn tại thời gian dài trong môi trường đất.
Khả năng thời gian tới, có thể ghi nhận thêm các trường hợp mắc mới nếu người dân không thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch cả trên người cũng như trên động vật.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh than chủ yếu là do gia súc chưa được tiêm vaccine nhiệt thán. Khi trâu bò chết, bà con không khai báo, tự ý giết mổ, ăn thịt, dẫn tới bệnh lây sang người.
Các triệu chứng điển hình ở người mắc bệnh than nhiễm qua da là xuất hiện vết rộp, u nhỏ và ngứa như khi bị côn trùng đốt. Nếu bệnh nhiễm qua đường tiêu hóa thì xuất hiện triệu chứng đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, khó thở hay đau nhức toàn thân.
Để chủ động phòng, chống lây nhiễm bệnh than từ động vật sang người, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đề nghị đơn vị trên địa bàn theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của những người tham gia giết mổ và sử dụng cùng nguồn thịt trâu bò với các trường hợp mắc nói trên và những người tiếp xúc gần với với ca bệnh nhằm dự phòng và điều trị kịp thời.
Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh than; xử lý môi trường tại khu vực ổ dịch theo quy định. Tăng cường phối hợp với cơ quan thú y và các ban, ngành liên quan trong việc giám sát phát hiện bệnh than trên động vật để có các biện pháp dự phòng kịp thời trên người; phối hợp trong điều tra, xử lý ổ dịch than trên động vật.
Cục Y tế dự phòng yêu cầu các địa phương tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh than từ động vật sang người, đặc biệt chú ý những khu vực có nguy cơ cao và những người chăn nuôi, buôn bán và giết mổ trâu, bò. Khuyến cáo người dân không giết mổ và sử dụng thực phẩm từ trâu, bò, ngựa ốm chết, không rõ nguồn gốc.
Được biết, tỉnh Lai Châu đang tiến hành xác minh tình hình động vật chết trên địa bàn xã Chăn Nưa và lập danh sách những người liên quan, đưa bệnh nhân đi điều trị hạn chế lây lan mầm bệnh và diễn biến nặng dẫn đến tử vong.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của xã Chăn Nưa tổ chức đi thu gom, tiêu hủy hơn 40kg thực phẩm còn lại của những con trâu bị bệnh tiêu hủy theo quy định của cơ quan Thú y.
Tổ chức tuyên truyền cho người dân dọn vệ sinh tại các bản để phun khử khuẩn môi trường bằng dung dịch Cloramin B 0,5% hoạt tính tại các khu vực nguy cơ cao. Đặc biệt, tại các hộ gia đình có bệnh nhân, gia đình có trâu chết, điểm mổ trâu, nơi chôn thịt trâu…
Để hạn chế bệnh than, chính quyền các địa bàn nơi có ổ dịch cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân vệ sinh môi trường, nhà ở, chuồng chăn nuôi gia súc, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, thực hiện ăn chín uống nước đun sôi để nguội, vận động người dân không ăn rau sống, không ăn thực phẩm liên quan đến động vật ốm, chết. Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Đặc biệt, cần nghiêm cấm và kiểm tra việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ gia súc mắc bệnh, chết bất thường trên địa bàn. Cần xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp vi phạm.
Thu hồi đăng ký lưu hành với 13 loại thuốc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có quyết định thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam đối với 13 loại thuốc.
Lý do thu hồi được Cục Quản lý Dược thông tin là do các cơ sở đăng ký thuốc đề nghị tự nguyện thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.
Tại quyết định của Cục Quản lý Dước, thuốc nước ngoài đã nhập khẩu vào Việt Nam trước ngày 21/6 được phép lưu hành đến hết hạn dùng của thuốc.
Cơ sở đăng ký thuốc, sản xuất thuốc phải có trách nhiệm theo dõi và chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc trong quá trình lưu hành.
Cụ thể, Cục Quản lý Dược thu hồi giấy đăng ký lưu hành của 13 loại thuốc bao gồm:
Thuốc Tetraspan 6% solution for infusion, dạng bào chế tiêm truyền tĩnh mạch, số đăng ký: VN-18497-14 do B. Braun Medical Industries Sdn. Bhd. (Địa chỉ: Bayan Lepas Free Industrial Zone, 11900 Bayan Lepas, Pulau Pinang, Malaysia) là cơ sở đăng ký;
Thuốc Spiolto Respimat, dạng bào chế là dung dịch để hít, số đăng ký VN3-361-21 do Boehringer Ingelheim International GmbH (Địa chỉ: Binger Strasse 173, 55216 Ingelheim am Rhein, Germany) là cơ sở đăng ký;
Thuốc Tamiflu, dạng bào chế viên nang cứng, số đăng ký VN-18299-14, do F.Hoffmann-La Roche Ltd. (Địa chỉ: 124 Grenzacherstrasse, CH-4070 Basel, Switzerland) là cơ sở đăng ký.
Thuốc MS Contin 10mg, dạng bào chế viên nén phóng thích kéo dài, số đăng ký VN-21318-18;thuốc 5 MS Contin 30mg, dạng bào chế viên nén phóng thích kéo dài, số đăng ký VN-21319-18;
Norspan 10mcg/h, dạng bào chế là miếng dán trị liệu qua da, số đăng ký VN3-266-20;norspan 20mcg/h, dạng bào chế là miếng dán trị liệu qua da, số đăng ký VN3-267-20;norspan 5mcg/h, dạng bào chế là miếng dán trị liệu qua da, số đăng ký VN3-268-20… cả 4 loại thuốc này đều có cơ sở đăng ký là Mundipharma Pharmaceuticals Pte. Ltd. (Địa chỉ: 12 Marina View, #22-01 Asia Square Tower 2, Singapore 018961, Singapore).
Vinorelbin "Ebewe", dạng bào chế là dung dịch đậm đặc pha dung dịch tiêm truyền, số đăng ký VN-20829-17;
Calciumfolinat "Ebewe", dạng bào chế là dung dịch tiêm truyền, số đăng ký VN-23089-22; calciumfolinat "Ebewe", dạng bào chế là dung dịch tiêm truyền, số đăng ký VN-23090-22; Gliclazid Sandoz 30mg, dạng bào chế viên nén phóng thích biến đổi, số đăng ký VN-23041-22;Amoxicillin 250mg, dạng bào chế viên nén phân tán, số đăng ký VN-22180-19…
Cả 5 loại này có cơ sở đăng ký là Novartis (Singapore) Pte Ltd (Địa chỉ: 10 Collyer Quay, # 10-01, Ocean Financial Centre Singapore (049315), Singapore).
-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Vì sao người gầy vẫn mắc mỡ máu cao? -
Tin mới y tế ngày 10/1: Phát hiện hơn 22.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả