-
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu -
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
Ngăn chặn dịch bùng phát
Trước tình hình dịch cúm A H5N1 đang diễn biến phức tạp tại nước láng giềng Campuchia, Sở Y tế TP.HCM đã có công văn khẩn đề nghị các đơn vị chức năng có liên quan tăng cường phòng chống bệnh cúm A H5N1.
Dịch cúm H5N1 diễn biến phức tạp, TP.HCM chỉ đạo giám sát chặt các cửa khẩu. |
Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP tập trung triển khai các biện pháp giám sát chặt người nhập cảnh đi, đến, ở từ vùng có dịch cúm A(H5N1) và phối hợp với các trạm kiểm dịch động vật trong giám sát gia cầm, thủy cầm vào Việt Nam qua cửa khẩu.
Đồng thời giám sát, phát hiện sớm các trường hợp, chùm ca bệnh, ổ dịch cúm và viêm hô hấp chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng, và các cơ sở y tế để điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur TP.HCM để xác định nguyên nhân, và triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế lây lan diện rộng.
Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức truyền thông đến người dân về các biện pháp phát hiện, phòng, chống bệnh cúm gia cầm tại cửa khẩu và tại cộng đồng;
Làm đầu mối, phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm tại các quận, huyện, TP.Thủ Đức; tổ chức tập huấn cho các Trung tâm Y tế quận, huyện, TP.Thủ Đức về công tác giám sát và phòng, chống dịch cúm A(H5N1) tại cộng đồng.
Đối với các Trung tâm Y tế quận, huyện, TP.Thủ Đức, Sở Y tế đề nghị phối hợp với Phòng Y tế tham mưu UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A(H5N1) theo chỉ đạo của UBND TP và hướng dẫn của các sở, ngành liên quan.
Tăng cường giám sát để phát hiện sớm các trường họp viêm phổi nặng do vi rút tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng; đặc biệt chú ý đến các trường hợp có tiền sử dịch tễ đi, đến, ở từ vùng dịch, báo cáo ngay về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời; thực hiện các biện pháp truyền thông phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn quản lý.
Bên cạnh đó, Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi diễn tiến bất thường, đặc biệt có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết;
Thực hiện hội chẩn với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để được chẩn đoán, cách ly điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất tử vong; báo cáo khẩn về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP để được điều tra dịch tễ, lấy mẫu giám sát kịp thời.
Sở Y tế giao Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới chịu trách nhiệm đảm bảo nhân sự, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc để tiếp nhận cách ly, điều trị các trường hợp nghi ngờ hoặc xác định cúm A(H5N1) theo đúng quy định; tổ chức tập huấn lại về chẩn đoán, điều trị, phòng lây nhiễm cúm A(H5N1) cho các cơ sở khám chữa bệnh.
Tăng cao bệnh nhân bị nhiễm độc
TS. Nguyễn Tri Thức, Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, trong 10 năm (từ năm 2010-2019), đơn vị Hồi sức chống độc bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận và điều trị cho 14.294 bệnh nhân bị nhiễm độc cấp.
Mặc dù số lượng bệnh nhân nặng cần hồi sức cấp cứu tích cực với các biện pháp thở máu, lọc máu… chiếm khoảng 50% trường hợp, tuy nhiên, tỷ lệ chữa khỏi bệnh vẫn đạt hơn 95,8%.
Hiện nay, số bệnh nhân trung bình hằng năm không ngừng gia tăng. Nếu từ 10 năm trước thì chỉ có 800-1.000 bệnh nhân/năm, đến nay số lượng bệnh tăng lên đến 1.500-2.000 bệnh nhân/năm.
Trong đó, nhóm ngộ độc do các loại hóa chất (thuốc tân dược và thuốc bảo vệ thực vật) ngày càng tăng, đồng thời xuất hiện các loại ngộ độc hiếm gặp (ngộ độc botulinum, ngộ độc khế…) các sản phẩm chứa nhiều loại độc chất (cypermethrin + phospho hữu cơ…) làm thay đổi triệu chứng lâm sàng hay độc chất mới (ngộ độc thuốc Glufosinate ammonium…) chưa có phác đồ điều trị chuẩn...
Còn theo thống kê của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nước ta đã xác định được 240 loài rắn với số lượng tăng lên hằng năm, đặc biệt là các loài rắn độc. Năm 1980, Việt Nam có 32 loài rắn độc nhưng đến năm 2020, con số này từ 54 đến 59 loài.
Trong đó, 12 loài chỉ sống ở miền bắc, 20 loài chỉ sống ở miền nam và 22 loài được phát hiện ở cả 2 miền. Theo tiến sĩ Tạo, do nhu cầu kinh tế cũng như nhu cầu chơi thú cảnh tăng lên, rắn cũng được vận chuyển và phát hiện ở nhiều vùng khác nhau trên cả nước.
Hiện tại, Việt Nam chỉ chủ động tự sản xuất được huyết thanh kháng nọc rắn lục xanh và hổ đất. Những loại huyết thanh khác cần được nghiên cứu và sản xuất thêm.
Thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản
Theo báo cáo Tổng kết công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em năm 2022 của Bộ Y tế, tỷ lệ mổ lấy thai ở Việt Nam tăng liên tục trong 15 năm qua. Năm 2005, tỷ lệ sinh mổ ở Việt Nam là 12%. Tới năm 2022, tỷ lệ này là 37%.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ này thông thường giao động từ 10-15% để tránh tai biến nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Điều tra đo lường các chỉ số Mục tiêu Phát triển Bền vững của Việt Nam về trẻ em và phụ nữ (SDGCW) 2020-2021 cho biết, tỷ lệ sinh mổ tại Việt Nam chiếm 34,4% tổng các ca đẻ, tăng gần 7% so với năm 2014. Trong đó, hơn 20% trường hợp quyết định trước khi chuyển dạ và gần 14% quyết định sau đó.
Ở thành thị, tỷ lệ sinh mổ cao hơn hẳn, với hơn 43% các ca đẻ. Gần một nửa số sản phụ thành thị lựa chọn sinh mổ tại cơ sở y tế tư nhân.
Tỷ lệ sinh mổ tăng cao làm dấy lên mối lo ngại lạm dụng kỹ thuật này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bộ Y tế cho rằng cần có những can thiệp toàn diện đến hệ thống y tế, cán bộ y tế và cả cộng đồng để có thể giảm các trường hợp mổ lấy thai không đúng chỉ định chuyên môn.
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, mỗi năm có hơn 20.000 ca đẻ, trong đó hơn một nửa là mổ. Tỷ lệ đẻ mổ tăng dần theo các năm. 5 năm gần đây (2015 đến 2019), trong hơn 110.000 ca sinh nở tại bệnh viện có gần 68.000 ca mổ, tức là hơn 50%, và gấp đôi so với 10 năm trước đó.
Chuyên gia nói rằng, tỷ lệ đẻ mổ ở Việt Nam như vậy là rất cao. Bởi đẻ mổ cả mẹ và bé có thể gặp nhiều nguy cơ hơn sinh thường. Người mẹ sinh thường không gặp các biến chứng của sinh mổ như gây tê màng cứng, gây mê, chảy máu vết mổ sau đẻ.
Sau sinh, mẹ đẻ thường có sữa nhiều do trong quá trình chuyển dạ sẽ kích hoạt hệ thống nội tiết. Ngoài ra, thời gian hồi phục của sản phụ sau đẻ thường sẽ ngắn hơn.
Phụ nữ đã trải qua mổ lấy thai, ở lần mang thai tiếp theo sẽ tăng nguy cơ vỡ tử cung (đặc biệt những tháng cuối thai kỳ, lúc chuyển dạ) do thành tử cung mỏng. Nguy cơ vỡ tử cung khi có sẹo mổ cũ hai lần cao gấp đôi so với sẹo mổ cũ một lần.
-
Cảnh báo thuốc giả Theophylline 200mg -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Vì sao người gầy vẫn mắc mỡ máu cao? -
Tin mới y tế ngày 10/1: Phát hiện hơn 22.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/1 -
2 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
3 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
4 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
5 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam