-
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu -
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
Tăng cường biện pháp phòng dịch
Bộ Y tế có Công văn số 2598/BYT-DP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch trước, trong và sau dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5.
Chương trình tiêm chủng mở rộng được đánh giá là một trong những chương trình y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam. |
Theo đó, trong tháng 4/2023, một số bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm đã được ghi nhận số mắc gia tăng mạnh so với 3 tháng đầu năm như Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng.
Hiện nay, hầu hết các nước đã mở cửa, nới lỏng toàn bộ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 (kể cả ở những nước có sự lây nhiễm cao).
Cùng với đó, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân sau 3 năm đại dịch gia tăng rất lớn, nhất là trong thời gian nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 gây nguy cơ cao lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.
Để tăng cường công tác phòng, chống dịch trước, trong và sau dịp nghỉ lễ, không để dịch bùng phát, Bộ Y tế đề nghị, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện nghiêm việc thường xuyên cập nhật, đánh giá cấp độ dịch để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương có phương án cụ thể sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn vào thời điểm trước, trong và sau thời gian nghỉ lễ. Mặt khác, tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại tất cả các tuyến, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể.
Bộ Y tế cũng đề nghị, các địa phương chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.
Các địa phương phải báo cáo kịp thời và triển khai ngay các biện pháp ứng phó khi dịch có nguy cơ bùng phát trên địa bàn. Cùng với đó, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus.
Ngoài ra, các địa phương cần tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện tốt thông điệp 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc-xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác, đặc biệt tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng, nhà ga, bến xe, chợ, tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người.
Để tăng cường công tác tiêm vắc-xin phòng Covid-19, Bộ Y tế cũng đề nghị, các địa phương huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao như nhóm người cao tuổi, nhóm di biến động, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch và phụ nữ mang thai.
Bên cạnh đó, các địa phương cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện, xử lý kịp thời các vi phạm, đồng thời, biểu dương, khen thưởng kịp thời để động viên cán bộ y tế, nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
“Tuần lễ Tiêm chủng thế giới”
“Tuần lễ Tiêm chủng thế giới” được tổ chức hằng năm vào tuần cuối cùng của tháng 4, nhằm mục đích thúc đẩy việc sử dụng vắc-xin để bảo vệ con người trước nguy cơ bệnh tật. Đáng lo ngại, Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có số trẻ em “0 liều vắc-xin” nhiều nhất thế giới.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), có tổng cộng 67 triệu trẻ em, trong đó có gần 250.000 trẻ em ở Việt Nam không được tiêm vắc-xin đầy đủ; tỷ lệ bao phủ tiêm chủng sụt giảm tại 112 quốc gia trong 3 năm, từ năm 2019 tới năm 2021.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do dịch vụ tiêm chủng bị gián đoạn vì hệ thống y tế quá tải, nguồn lực khan hiếm và bị phân tán, tình trạng xung đột, sự sụt giảm niềm tin của người dân vào tiêm chủng, đặc biệt là trong giai đoạn bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có số trẻ em “0 liều vắc-xin” nhiều nhất thế giới, trong đó có 187.315 trẻ em dưới 1 tuổi không được tiêm một loại vắc-xin nào trong năm 2021.
Tại Việt Nam, số liệu cho thấy tỷ lệ trẻ em không được tiêm chủng ở thành thị cao hơn khoảng 1,5 lần so với trẻ em sống ở nông thôn (6,3% - 4,2%), trong khi tỷ lệ này ở nhóm các hộ gia đình nghèo nhất cao gần gấp đôi so với nhóm các hộ gia đình giàu nhất (13,5% - 6,6%).
Chương trình tiêm chủng mở rộng được đánh giá là một trong những chương trình y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam.
Chương trình được triển khai bắt đầu từ năm 1981. Theo đó, trẻ em sẽ được tiêm chủng miễn phí các loại vắc-xin phòng bệnh nguy hiểm và dịch bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng dân số.
Trong hơn 40 năm thực hiện Chương trình Tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam, tỷ lệ tiêm chủng ngày càng tăng đã góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib, bệnh tả, thương hàn, sởi...
Đến nay, đã có 11 loại vắc-xin, gồm vắc-xin phòng lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe trẻ em ở nước ta.
Theo lộ trình tăng số lượng vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, giai đoạn 2022 - 2030, các loại vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota, phế cầu, ung thư cổ tử cung và cúm mùa sẽ được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, qua đó giúp nhiều trẻ có thêm cơ hội phòng các bệnh dễ lây nhiễm, giảm gánh nặng bệnh tật.
Nước ta đã thanh toán được bệnh đậu mùa (vào cuối những năm 1970), bại liệt (năm 2000), loại trừ được uốn ván sơ sinh (năm 2005).
Ngoài Chương trình tiêm chủng mở rộng, năm 2021, thực hiện NQ 128/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc-xin phòng dịch Covid-19, một chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức thành công, an toàn, góp phần quan trọng trong việc khống chế đại dịch, sớm đưa mọi hoạt động trở về trạng thái bình thường mới.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong giai đoạn 2020-2021, các trạm y tế xã/phường trên toàn quốc đã phải tạm ngừng tổ chức tiêm chủng, kéo theo tỷ lệ tiêm, uống vắc-xin giảm.
Bên cạnh đó, do tâm lý e ngại bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong giai đoạn dịch Covid-19 hoành hành nên phụ huynh không cho trẻ đi tiêm chủng ngay, nhiều trẻ tiêm chủng bị chậm so với lịch.
Hiện nay, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, các chương trình tiêm chủng mở rộng đã được phục hồi.
Phụ huynh cần xem lại lịch tiêm của trẻ, chủ động nắm bắt thông tin về việc tổ chức tiêm chủng tại địa phương, khi có thông báo tiêm bù cho trẻ thì đưa trẻ đi tiêm ngay khi có thể.
Bên cạnh những loại vắc-xin có trong danh mục vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ tiêm thêm các mũi dịch vụ khác để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ.
-
Cảnh báo thuốc giả Theophylline 200mg -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Vì sao người gầy vẫn mắc mỡ máu cao? -
Tin mới y tế ngày 10/1: Phát hiện hơn 22.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh
-
1 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
2 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
3 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
4 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam