-
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu -
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
Phòng ngừa đột quỵ khi chuyển mùa
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng mạch máu não bị gián đoạn, hẹp hoặc tắc mạch máu, gây ra thiếu máu tại nhu mô não mà mạch máu đó chi phối. Khi thiếu máu, nhu mô não sẽ bị thiếu oxy, thiếu dinh dưỡng, dẫn đến hoại tử.
Tỷ lệ mắc đột quỵ thường có xu hướng tăng vào thời điểm chuyển mùa. Khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, cơ thể dễ xuất hiện tình trạng co thắt mạch máu. Điều này khiến những người có nguy cơ cao dễ mắc đột quỵ hơn.
Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ chuyển mùa bao gồm: Người mắc huyết áp cao; Người mắc bệnh lý vỡ xơ mạch, hẹp mạch; Người cao tuổi mắc bệnh lý nền như đái tháo đường, mỡ máu...; Những có bất thường hoặc dị dạng mạch máu não.
Hiện nay, đột quỵ có xu hướng gia tăng và trẻ hoá do ảnh hưởng từ môi trường sống và các thói quen không lành mạnh như ít vận động, chế độ dinh dưỡng thừa chất làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn chuyển hoá. Bên cạnh đó, tỷ lệ những người mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì tăng lên cũng làm gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ.
Ảnh minh hoạ |
Các triệu chứng của đột quỵ thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, người dân cần đặc biệt chú ý đến dấu hiệu mất thăng bằng, chóng mặt bất thường, đi loạng choạng, khó phối hợp tay chân vì đây là dấu hiệu dễ bị nhầm với hội chứng tiền đình.
Ngoài ra, dấu hiệu đau đầu dữ dội một cách bất thường cũng là dấu hiệu cần chú ý bởi tình trạng này thường gặp ở giới trẻ nhưng dễ bị bỏ qua.
Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào, ngay cả khi chúng ta đang ngủ. Đột quỵ thiếu máu não là dạng đột quỵ thường gặp khi đang ngủ bởi lúc này huyết áp có xu hướng thấp hơn so với khi thức, cung lượng tim cũng thấp hơn. Huyết áp thấp và cung lượng tim thấp trên nền bệnh hẹp, vỡ xơ động mạch có thể gây thiếu máu não và dẫn tới đột quỵ.
Có khoảng 80% bệnh nhân bị đột quỵ có thể giữ được ý thức và nhận biết được các dấu hiệu đột quỵ, 20% bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng mất ý thức, hôn mê.
Vì vậy, khi phát hiện bản thân có dấu hiệu đột quỵ, bệnh nhân có thể thông báo cho những người xung quanh, nằm nghỉ ở nơi thoáng để hạn chế ngã, va đập vào các vật dụng xung quanh.
Cách tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ là đi khám định kỳ để điều trị sớm và kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ gây ra.
Nhiều tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 ở cả 3 nhóm tuổi còn chậm
Theo thông tin mới nhất của Bộ Y tế, đến chiều ngày 30/10, cả nước đã tiêm tổng số mũi vắc-xin Covid-19 là 261.881.170.
Nhóm từ 18 tuổi trở lên, kết quả tiêm mũi 3 đạt tổng số 51.203.915 mũi tiêm (78,9%).
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Nam (61,9%); Bình Định (58,4%); Phú Yên (60,9%); Đồng Nai (53,6%); Đồng Tháp (59,2%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,7%); Sóc Trăng (98%).
Tiêm mũi 4: Tổng số có 16.251.659 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 83,6%), trong ngày có 9 tỉnh triển khai với 6.984 người được tiêm.
Nhóm từ 12-17 tuổi, đến nay tổng số tiêm mũi 3 là: 5.403.037 trẻ (đạt tỷ lệ 63,2%).
5 tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (38,6%); Quảng Ngãi (38,4%); Phú Yên (28,1%); Bình Thuận (40,6%); TP. HCM (35,5%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (97,8%); Lâm Đồng (92,9%); Sóc Trăng (99,3%).
Nhóm từ 5- dưới 12 tuổi, đến nay sau 6,5 tháng triển khai tiêm vắc-xin cho trẻ trong độ tuổi này, tổng số mũi tiêm đạt 16.772.057, trong đó mũi 1 là 9.875.336 trẻ (đạt tỷ lệ 89,1%).
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Trị (77,5%); Đà Nẵng (67,5%); TP.HCM (62,4%); Bà Rịa- Vũng Tàu (71%); Đồng Nai (78%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Ninh Bình (99,8%); Bắc Giang (99,9%); Quảng Ninh (99,3%)
Tiêm mũi 2 là 6.896.721 trẻ (đạt tỷ lệ 62,2%).
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (31,9%); Quảng Nam (33,4%); TP.HCM (34,9%); Bà Rịa- Vũng Tàu (41,1%), Đồng Nai (43,1%).
3 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,5%); Sóc Trăng (99,8%); Cà Mau (94,1%).
Bình Định, Vĩnh Long: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao
Theo Sở Y tế Bình Định, riêng trong tuần 20/10 đến 26/10 đã ghi nhận 466 ca bệnh sốt xuất huyết mắc mới, tăng 122 ca mắc với tuần trước đó.
Lũy kế đến ngày 26/10, toàn tỉnh Bình Định ghi nhận 3.726 ca bệnh sốt xuất huyết. Đã có 140 xã/phường/thị trấn trên tổng số 159 xã/phường/thị trấn ở Bình Định có bệnh nhân sốt xuất huyết. Nhiều địa phương ở Bình Định có ca mắc cao như: Tây Sơn; An Nhơn; Hoài Nhơn; Phù Mỹ…
Còn tại tỉnh Vĩnh Long, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 2.832 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 42 trường hợp nặng và 3 trường hợp tử vong.
So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc cao gấp 6,8 lần và tăng 3 trường hợp tử vong; số ổ dịch tăng gấp 7,2 lần (782/109 ổ).
Tại huyện Tam Bình, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 395 ca sốt xuất huyết, có 1 trường hợp tử vong. Số ca mắc xuất hiện ở 17/17 xã, thị trấn với 59 ổ dịch nhỏ.
Tình hình số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao là do thời tiết mùa mưa kéo dài tạo điều kiện cho lăng quăng phát triển. Tại một số địa phương, ý thức phòng, chống sốt xuất huyết của người dân chưa đồng đều, hoạt động diệt lăng quăng, diệt muỗi và phòng muỗi đốt tại nhà chưa thường xuyên, công tác xử lý ổ dịch nhỏ còn gặp khó khăn do một số hộ dân không đồng tình phun thuốc…
Với quyết tâm không để bệnh sốt xuất huyết bùng phát thành dịch trên địa bàn, tỉnh Bình Định, Vĩnh Long đã triển khai nhiều giải pháp khống chế và nâng cao nhận thức phòng bệnh của người dân.
Chỉ đạo ngành y tế tỉnh này giám sát chặt chẽ tình hình, phát hiện sớm, cấp cứu điều trị kịp thời người bệnh sốt xuất huyết. Hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong, phối hợp với địa phương xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện.
Phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo tổ chức truyền thông tại trường học về các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết.
Đặc biệt là tuyên truyền hướng dẫn các em học sinh thực hiện các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy. Tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị, hạn chế việc chuyển tuyến các bệnh nhân trong khả năng điều trị nhằm giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên.
Đảm bảo dự trữ, cung ứng kịp thời, đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế…phục vụ phòng chống dịch và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết.
Nhà trường đã phối hợp với phụ huynh hướng dẫn học sinh ngay từ cấp tiểu học cách diệt muỗi, lăng quăng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng sốt xuất huyết.
Tăng cường tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh và xe loa di động nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cho người dân.
Ngành y tế tăng cường tập huấn cho nhân viên y tế về công tác chẩn đoán, điều trị, chuẩn bị các cơ sở vật chất cho điều trị, phác đồ điều trị, đặc biệt là cập nhật kiến thức để có thể nhận biết bệnh và dấu hiệu chuyển nặng để chuyển tuyến điều trị kịp thời.
Tập trung rà soát, đánh giá tình hình ổ dịch trên địa bàn, đề xuất các giải pháp hiệu quả xử lý triệt để các ổ dịch phát sinh, huy động sự tham gia của các ngành, đoàn thể cùng chung tay thực hiện các giải pháp phòng, chống sốt xuất huyết...
-
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh tiếp tục tăng -
Cảnh báo thuốc giả Theophylline 200mg -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam