-
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV -
Du lịch Hà Nội bứt phá, hút khách hạng sang -
Thông tin mới nhất về bệnh viêm phổi do virus hMPV tại Trung Quốc -
Sở Y tế TP.HCM: HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024
Phòng tránh nguy cơ đột quỵ khi trời lạnh
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, đột quỵ có mối liên quan mật thiết với thời tiết. Tại Việt Nam, bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. Khoảng 60-70% các ca đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và buổi sáng sớm, thời điểm nhiệt độ thường lạnh hơn buổi trưa, chiều. Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não có tăng huyết áp vào mùa lạnh cao hơn mùa nóng, chiếm khoảng 85% .
Khi nhiệt độ lạnh, cơ thể con người có phản xạ co các mạch máu ngoại vi để giữ nhiệt làm ấm cơ thể. Khi co mạch sẽ làm tăng trương lực mạch máu dẫn đến huyết áp tăng cao. Điều này khiến cho người bệnh dễ bị chảy máu trong não, gây nên xuất huyết não, đặc biệt ở các bệnh nhân có kèm theo xơ vữa động mạch.
Ảnh minh hoạ |
Hiện tượng co mạch giúp giữ cơ thể không mất nước cũng làm tăng độ nhớt máu. Nhiệt độ giảm cũng làm cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu nhằm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến máu vón cục tạo thành cục máu đông. Từ đó, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, dễ dẫn đến nhồi máu não.
Để phòng ngừa đột quỵ ngoài việc kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, bệnh tim mạch; sử dụng thuốc chống đông máu; có chế độ ăn lành mạnh; tránh căng thẳng, stress trong cuộc sống; thì cần một số lưu ý riêng về chăm sóc sức khỏe trong mùa lạnh.
Nên vận động nhẹ nhàng từ 3- 5 phút trước khi xuống giường vào buổi sáng. Giữ nhiệt độ trong nhà cân bằng, không để xuống thấp dưới 25 độ và cân bằng với nhiệt độ ngoài trời. Uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh. Không tắm muộn, không tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm khoảng 37 độ C là phù hợp nhất.
Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu và cổ trong mùa lạnh. Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, khi tham gia hoạt động thể chất, nên mặc nhiều lớp áo, khi cơ thể ấm lên sau vận động thì có thể cởi bỏ bớt và mặc vừa đủ giữ ấm cơ thể.
Nếu đang hoạt động ngoài trời lạnh và thấy mình đổ mồ hôi, như vậy cơ thể đang bị quá nóng và không ổn; nhất là đối với người có bệnh tim mạch thì tốt nhất nên nghỉ ngơi, cởi bớt áo khoác và vào ngay trong nhà.
Tăng cường hoạt động thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ tim mạch cần tuân theo nguyên tắc không hoạt động quá sức. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành, nhiều cá, ít thịt. Sử dụng vừa phải lượng muối, mỡ trong món ăn, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia...
Tiến độ tiêm vắc-xin chưa bảo đảm yêu cầu tại một số địa tại phương
Theo thống kê của Bộ Y tế, tổng số mũi tiêm vắc-xin Covid-19 ở nước ta đến nay là: 264.720.297.
Nhóm từ 18 tuổi trở lên, tiêm mũi 3 đạt tổng số có 51.635.024 mũi tiêm (79,8%);
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Nam (62,8%); Bình Định (60,4%); Phú Yên (62,2%); Đồng Nai (53,8%); Đồng Tháp (60%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (100%); Sóc Trăng (100%).
Tiêm mũi 4 đạt tổng số có 17.204.820 mũi tiêm (87,8%);
Nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3 đến nay đạt 5.750.158 trẻ (67,8%)
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (39,3%); Phú Yên (48,4%); Bình Thuận (43,4%); TP.HCM (36,4%); Đồng Nai (42,9%).
3 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,1%); Lâm Đồng (94,8%); Bến Tre (94,1%).
Nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm: 17.792.532, trong đó mũi 1: 10.154.603 trẻ (91,9%)
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (76,8%); Quảng Trị (78,8%); Thừa Thiên Huế (83%); Đà Nẵng (67,9%); TP.HCM (64,2%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Sơn La (100%); Hoà Bình (100%); Long An (99,9%).
Mũi 2 là 7.637.929 trẻ (đạt tỷ lệ 69,1%)
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (33,4%); Quảng Nam (40,9%); TP.HCM (37,9%); Bà Rịa - Vũng Tàu (50,6%); Đồng Nai (48,3%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (100%); Sóc Trăng (100%); Cà Mau (99,3%).
TP.HCM: Số ca sốt xuất huyết giảm
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần qua, đã ghi nhận 1.169 ca bệnh sốt xuất huyết, giảm 24,8% so với trung bình 4 tuần trước, số ca nội trú giảm 26,4% và ngoại trú giảm 23,1%.
Tính từ đầu năm đến nay, TP.HCM ghi nhận 76.239 trường hợp mắc bệnh, tăng gần 7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó số SXH huyết nặng là 1.838 ca, tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc đến tuần 48 là 2,41% tăng hơn 3,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Cũng theo HCDC, tuần qua không có trường hợp tử vong do sốt xuất huyết Dengue. Tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 29 trường hợp, tăng 24 ca so với cùng kỳ năm 2021 (5 ca).
Trong tuần 48, toàn thành phố ghi nhận 77 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 47 phường, xã thuộc 14/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức (tăng 9 ổ dịch mới so với tuần 47).
Tổng số ổ dịch được xử lý phun hóa chất trong tuần là 146 ổ dịch và không có phường, xã xử lý ổ dịch diện rộng. Có tổng cộng 198 lượt thực hiện diệt lăng quăng tại các ổ dịch, các điểm nguy cơ tại 104 phường, xã thuộc 18/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức.
-
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV -
Biến chứng đáng lo ngại của bệnh sởi ở trẻ em -
Du lịch Hà Nội bứt phá, hút khách hạng sang -
Thông tin mới nhất về bệnh viêm phổi do virus hMPV tại Trung Quốc -
Đảm bảo đủ thuốc và kiểm soát giá thuốc chữa bệnh dịp Tết -
Trả giá đắt vì tự ý chữa bệnh tại nhà -
Tin mới y tế ngày 8/1: Cảnh báo dấu hiệu ung thư niệu đạo
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party