-
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng
Tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch mới nổi và tái nổi vẫn tiếp tục bùng phát ở nhiều quốc gia. Tại Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác của Việt Nam, dịch Covid-19 đang được kiểm soát tốt.
Hiện nay, thời tiết thuận lợi cho các dịch bệnh như: thủy đậu, sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm nguy hiểm... phát triển.
Để chủ động phòng, chống các dịch bệnh kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra tử vong, Sở Y tế yêu cầu CDC Hà Nội tập huấn, hướng dẫn chuyên môn về giám sát và xử lý dịch truyền nhiễm cho TTYT các quận, huyện, thị xã; Lưu ý các biện pháp phòng, chống cũng như vệ sinh khử khuẩn tại các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học và các cơ sở trông giữ trẻ...
Các địa phương tăng cường công tác kiểm tra giám sát các đơn vị thực hiện việc triển khai phỏng chống dịch; Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện tốt công tác phòng chống dịch trong trường học.
Cùng với đó, các quận, huyện, thị xã giám sát chặt tình hình dịch tại các cơ sở y tế được phân công, đồng thời thường xuyên tổng hợp báo cáo từ các đơn vị trong ngành để kịp thời báo cáo và tham mưu cho Sở Y tế trong việc chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch.
Ảnh minh hoạ |
Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị triển khai tiêm bổ sung ngay trong tháng đối với các trường hợp trì hoãn tiêm chủng trong ngày tiêm chủng hàng tháng và tiêm vét cho tất cả các đối tượng thuộc diện tiêm chủng mở rộng chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Ngoài ra, các địa phương phối hợp với báo, đài đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông với các hình thức đa dạng, phong phú, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm: Đi tiêm chủng đầy đủ vắc xin; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; Che miệng khi ho hoặc hắt hơi; Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Người mắc bệnh phải được đến khám, điều trị và cách ly tại cơ sở y tế; Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ảnh sáng.
Các đơn vị đảm bảo cung ứng đầy đủ cloramin B, thuốc uống dự phòng và trang thiết bị cần thiết cho công tác xử lý dịch. Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với phòng Giáo dục và Đào tạo địa phương triển khai các biện pháp phòng chống bệnh trong trường học;
Tập huấn, hướng dẫn chuyên môn về giám sát và xử lý các bệnh truyền nhiễm cho các trạm y tế; Yêu cầu các trạm hướng dẫn các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học và cơ sở trông giữ trẻ… trên địa bàn xã, phường, thị trấn biết và thường xuyên thưc hiện các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm đặc biệt là công tác vệ sinh khử khuẩn tại các cơ sở giáo dục.
Trung tâm Y tế cũng chủ động giám sát phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng và các cơ sở y tế được phân công giám sát; Tổ chức cách ly và xử lý ổ dịch kịp thời không để dịch lây lan.
Các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, tập huấn cho cán bộ y tế về các phác đồ cấp cứu và điều trị bệnh truyền nhiễm; Tổ chức tốt việc thu dung, sàng lọc, cấp cứu điều trị bệnh nhân, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện nhằm hạn chế thấp nhất tử vong.
Các đơn vị phối hợp chặt chẽ với CDC Hà Nội và Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã trên địa bàn trong việc thông báo, trao đổi thông tin về các trường hợp mắc bệnh dịch để chủ động giám sát, xử lý dịch tại cộng đồng.
Sở Y tế đề nghị Giám đốc các đơn vị chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung trên, đồng thời thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư 54 của Bộ Y tế.
Hà Nội: Đẩy mạnh công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá
Sở Y tế Hà Nội có Kế hoạch số 1351/KH-SYT về phòng, chống tác hại (PCTH) của thuốc lá ngành y tế Hà Nội giai đoạn 2023-2024.
Theo đó, để thực hiện hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung của kế hoạch, Sở Y tế giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (đơn vị thường trực) là đầu mối, thực hiện tham mưu Sở Y tế xây dựng kế hoạch hoạt động PCTH của ngành y tế trên địa bàn thành phố.
Phối hợp với Quỹ PCTH thuốc lá tiếp nhận các tài liệu truyền thông để phân phối đến các cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cư. Tổ chức các chiến dịch truyền thông tới người dân nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút thuốc tại nơi công cộng, nơi làm việc.
Xây dựng kế hoạch và đầu mối triển khai thực hiện “Tuần lễ quốc gia không thuốc lá và hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá 31/5” hàng năm. Phối hợp với các Sở, ngành triển khai hoạt động kiểm tra, giám sát và thực thi Luật PCTH thuốc lá trên địa bàn.
Bệnh viện Phổi Hà Nội là đầu mối phối hợp với Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế và các đơn vị liên quan chỉ đạo các đơn vị y tế trong và ngoài công lập xây dựng, triển khai môi trường không khói thuốc.
Phối hợp, cử giảng viên tham gia các lớp tập huấn và hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật trong việc triển khai các hoạt động PCTH thuốc lá cho các đơn vị liên quan theo quy định.
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội tiếp tục duy trì tốt điểm tư vấn cai nghiện thuốc lá theo quy định tại Nghị định số 77/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật PCTH của thuốc lá về một số biện pháp PCTH thuốc lá.
Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố tổ chức tập huấn công tác cai nghiện thuốc lá cho các đơn vị trong ngành.
Sở Y tế đề nghị Trung tâm Y tế 30 quận, huyện, thị xã phối hợp với Phòng Y tế tham mưu cho UBND quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động PCTH thuốc lá trên địa bàn.
Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về PCTH của thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, bệnh nhân trong cơ sở khám chữa bệnh và người dân để PCTH thuốc lá.
Phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương trong công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi nhập lậu thuốc lá, buôn bán thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác và kinh doanh trái phép các sản phẩm thuốc lá.
Thực hiện kiến nghị, đề xuất xử phạt nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế theo thẩm quyền.
Công đoàn ngành y tế Hà Nội phát động phong trào không hút thuốc lá trong đội ngũ công chức, viên chức, người lao động ngành y tế. Tổ chức phát động và duy trì phong trào thi đua xây dựng “Cơ sở y tế không khói thuốc” trong toàn ngành y tế Hà Nội.
Cứu sống bệnh nhân suy hô hấp biến chứng ngừng tuần hoàn do ngộ độc so biển
Con so là loài có chứa độc tố, hay bị nhầm lẫn với sam biển, khi ăn có thể gây ngộ độc chết người. Nhiều người dù biết song vẫn chủ quan ăn dẫn tới nguy hiểm tính mạng.
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa cấp cứu thành công một trường hợp ngộ độc nguy kịch, suy hô hấp biến chứng ngừng tuần hoàn do ngộ độc khi ăn so biển.
Người bệnh là N.V.T (nam, 42 tuổi) ở huyện Vân Đồn, làm nghề chài lưới. Sau ăn so biển tại nhà khoảng 1 giờ, anh T. thấy tê bì môi, lưỡi, đầu ngón chân, tay, nôn mửa kèm khó nói, cảm giác khó thở tăng dần.
Đến cấp cứu tại Trung tâm y tế tuyến dưới trong tình trạng liệt tứ chi, suy hô hấp, bệnh nhân bất ngờ ngừng tim, ngừng thở, được kíp trực cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp tích cực, sau khoảng 3 phút có tái lập tuần hoàn tự nhiên.
Người bệnh được đặt ống nội khí quản, bóp bóng có oxy hỗ trợ, duy trì thuốc vận mạch và lập tức chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh tiếp tục điều trị.
Người bệnh vào khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng hôn mê sâu, gọi hỏi không đáp ứng, đồng tử hai bên giãn 5mm, phản xạ ánh sáng kém, thở hoàn toàn theo nhịp bóp bóng qua ống nội khí quản, mất vận động tứ chi, cơ lực 0/5, mạch 120 lần/ phút, huyết áp 150/90 mmHg.
Các bác sĩ khoa Hồi sức đã điều trị tích cực theo phác đồ, rửa dạ dày, dùng các thuốc hạn chế hấp thu độc tố (than hoạt tính và sorbitol), thở máy hỗ trợ hô hấp, đảm bảo chức năng tuần hoàn bằng thuốc vận mạnh, đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, kiểm soát cân bằng dịch và điện giải, đặt catheter động mạch theo dõi huyết áp động mạch xâm nhập liên tục.
Với sự chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng của các y bác sĩ, bệnh nhân T. đến nay đã tỉnh táo hoàn toàn, mạch huyết áp ổn định, giao tiếp tốt, cơ lực phục hồi, vận động chân tay bình thường, còn choáng nhẹ.
Hàng năm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận không ít trường hợp ngộ độc hải sản, trong đó có những ca ngộ độc nặng, nguy kịch do ăn so biển như trường hợp của bệnh nhân T.
Chất độc giết người trong loài so biển là Tetrodotoxin, tác động lên thần kinh trung ương, có khả năng gây liệt cơ, đặc biệt nguy hiểm làm liệt cơ hô hấp, có thể gây tử vong nhanh chóng. Đáng chú ý là độc tính này không bị phá hủy bởi nhiệt, vì vậy dù có nấu chín, đun sôi thì người ăn vẫn có nguy cơ ngộ độc cao.
Bs.CKII Hà Mạnh Hùng - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết: “Độc tố ở loài này tập trung nhiều ở trứng, gan, mật, ruột. Khi ăn so biển, chất độc Tetrodotoxin sẽ hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa.
Triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện sau ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng, muộn nhất là 6 tiếng, biểu hiện là tê bì môi lưỡi, dị cảm vùng mặt, chóng mặt, nôn thốc, nặng hơn là liệt cơ chân tay, không cử động được, thậm chí có thể gây liệt cơ hô hấp dẫn đến suy hô hấp, ngừng thở, làm rối loạn nhịp tim ảnh hưởng chức năng tuần hoàn, nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu, xử trí kịp thời.
Hiện tại không có thuốc điều trị đặc hiệu cho loại ngộ độc này, chúng tôi chủ yếu điều trị tích cực theo phác đồ của Bộ Y tế: giảm hấp thu độc tố bằng rửa dạ dày kết hợp uống than hoạt, thuốc nhuận tràng, kiểm soát các chức năng hô hấp, tuần hoàn và các cơ quan khác chờ độc tố được đào thải. Tiên lượng hồi phục ở các bệnh nhân này là khả quan nếu được cấp cứu sớm, kịp thời”.
Thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận không ít trường hợp ngộ độc vì ăn các loại động vật có chứa độc tố Tetrodotoxin, như: so biển, cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, một số loài ốc biển, con cóc, kỳ nhông,… thường gặp vào mùa sinh sản từ tháng 2 đến tháng 7.
Có nhiều trường hợp ngộ độc đáng tiếc do nhầm lẫn con so và con sam biển. Điều đáng nói là không ít người dù biết so biển có độc, song vẫn chủ quan ăn nên dẫn tới ngộ độc xảy ra.
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo: Người dân cần nâng cao ý thức của bản thân, tuyệt đối không dùng so biển làm nguyên liệu thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, không ăn dù chỉ một lần.
Khi phát hiện người bị ngộ độc do ăn so biển với các triệu chứng nôn mửa, tê môi, miệng, chân, tay, lơ mơ, choáng váng, toàn thân biểu hiện mệt mỏi,… cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu, cấp cứu kịp thời.
-
Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam -
Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻ -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Hà Nội sẽ xây dựng 5 tổ hợp y tế chất lượng cao
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up