-
Các bộ, địa phương góp ý cho Đề án Phát triển, hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu -
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí -
Tin mới y tế ngày 7/1: Dấu hiệu mắc bệnh tự miễn hiếm gặp -
Thay đổi chính sách vì một hệ thống y tế công bằng hơn -
Sớm đưa cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức vào hoạt động -
Nỗ lực phòng chống bệnh dại qua Bản đồ tiêm chủng ABI
Số liệu đáng lo ngại về bệnh cận thị
Theo cảnh báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 90% trẻ em Việt Nam có thể bị cận thị vào năm 2050. Còn theo thống kê của Bộ Y tế chỉ ra tật khúc xạ ở học sinh các bậc học ngày càng tăng.
Theo cảnh báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 90% trẻ em Việt Nam có thể bị cận thị vào năm 2050. |
Cụ thể, nghiên cứu được tiến hành về thực trạng trẻ bị cận thị tại 4 tỉnh, thành phố như Hà Nội, Yên Bái, Hà Tĩnh và Cần Thơ cho thấy, tỷ lệ trẻ bị cận thị là 32,8%, viễn thị 0,1% và loạn thị 0,7%. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ bị cận thị ở thành phố cao gần gấp đôi so với trẻ em sống ở khu vực nông thôn.
Còn theo một thống kê sơ bộ của Bệnh viện Mắt Trung ương, hiện tật khúc xạ chiếm tỷ lệ 20-30%, tập trung ở đô thị. Tật khúc xạ về mắt gồm: cận thị, viễn thị và loạn thị, trong đó cận thị chiếm đa số.
Tình trạng này còn trở nên trầm trọng hơn sau khi dịch Covid-19 hoành hành và trẻ phải tiến hành học trực tuyến liên tục trong hơn 2 năm.
Theo bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng, Giám đốc hệ thống Bệnh viện Mắt quốc tế DND, thời gian qua, số lượng học sinh phải đến khám vì giảm thị lực tăng nhanh. Nhiều trường hợp trước đó thị lực hoàn toàn bình thường, nhưng sau khi học online kéo dài, thị lực giảm đáng kể.
Để hạn chế những tác hại gây ra khi trẻ phải học trực tuyến quá nhiều, theo các chuyên gia y tế, điều quan trọng để bảo vệ mắt là thiết lập lịch trình thời gian biểu hợp lý.
Bác sĩ của Bệnh viện Mắt trung ương khuyến cáo, trẻ không nên xem màn hình liên tục quá 30 phút.
Các video bài giảng nên gói gọn trong khoảng thời gian tương ứng hoặc cho trẻ nghỉ giải lao giữa giờ, khuyến khích trẻ có hoạt động giải trí khác không nhìn vào màn hình.
Sau mỗi 20 phút sử dụng màn hình, trẻ nên nghỉ mắt 20 giây và tập trung mắt vào một thứ cách đó khoảng 6 mét (quy tắc 20-20-20). Phương pháp này sẽ làm giảm căng thẳng và tăng cường khả năng tập trung cho mắt sau đó.
Các bậc phụ huynh cũng nên hướng dẫn trẻ tập luyện mắt bằng cách nhìn ra từ cửa sổ, ban công, đặc biệt nhìn ra các khoảng xanh, nhìn ra xa sẽ làm giảm nguy cơ cận thị tăng độ.
Về góc học tập, phụ huynh cần bố trí bàn học của trẻ một cách hợp lý và khoa học. Nên cho trẻ học trên các thiết bị có màn hình lớn để trẻ dễ nhìn; các thiết bị học trực tuyến cần đặt xa mắt 50 cm và dưới tầm mắt của trẻ, tuyệt đối không được đặt ngang và trên tầm mắt, bàn phím cần đặt ngang thắt lưng.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng giúp con cân chỉnh cỡ chữ và độ sáng của màn hình phù hợp để tạo cho mắt trẻ cảm giác dễ chịu. Khu vực học tập của trẻ cũng cần đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên, không được quá tối sẽ ảnh hưởng đến thị lực.
Ngoài ra, phụ huynh cho trẻ đi khám mắt định kỳ 3-6 tháng một lần, cho trẻ rời xa máy tính, tivi hoặc điện thoại 30 phút hoặc một tiếng mỗi ngày. Trẻ nên hoạt động thể chất ngay tại chỗ như nhảy cao, chuyền bóng, tập thể dục...
“Cha mẹ cũng nên nâng cao thể lực của mắt bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bữa ăn gồm thực phẩm giàu vitamin A, C, Omega3”, bác sĩ khuyến cáo.
Ghi nhận một trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu ở tỉnh Điện Biên
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã xác định, bệnh nhân S.T.L. ở Điện Biên tử vong do dương tính với vi khuẩn Corynebacterium diphtheria (vi khuẩn bệnh bạch hầu).
Trước đó, ngày 30/4 bệnh nhân S.T.L., trú tại bản Háng Giống, xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông, được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên. Bệnh nhân trong tình trạng sốt cao 39 độ kèm các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên đã hội chẩn liên khoa và chẩn đoán bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, suy hô hấp, viêm phổi.
Bệnh nhân được theo dõi viêm cơ tim chưa loại trừ bệnh bạch hầu - tiên lượng nặng và được điều trị truyền dịch, kháng sinh.
Sau đó khoảng 1 tiếng, bệnh nhân ngừng tuần hoàn, suy hô hấp, viêm phổi nặng, phù phổi, theo dõi viêm cơ tim, chưa loại trừ bạch hầu. Sau 30 phút thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn, bệnh nhân đã tử vong.
Tại Điện Biên, đã rất nhiều năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh bạch hầu. Do vậy, ngay sau khi có kết quả công bố bệnh từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng dịch tại các nơi bệnh nhân đã tiếp xúc; đặc biệt là trường học - nơi bệnh nhân đang học tập và ở nội trú.
Bộ Y tế khuyến cáo bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Bạch hầu rất nguy hiểm vì vi khuẩn gây ra độc tố cực mạnh.
Chất độc giết chết các tế bào trong miệng, mũi và cổ họng. Các tế bào chết nhanh chóng tích tụ và tạo thành một màng bám có thể bám vào cổ họng và dẫn đến tử vong do nghẹt thở.
Bạch hầu cũng có thể ảnh hưởng đến tim (gây suy tim và tử vong) và các dây thần kinh (gây tổn thương thần kinh bao gồm yếu và tê liệt chân tay).
Các triệu chứng ban đầu bao gồm khó chịu, đau họng, chán ăn và sốt nhẹ (khoảng 38 độ C). Trong vòng 2 - 3 ngày, một màng màu trắng hơi xanh hình thành và mở rộng, từ việc che một mảng nhỏ trên amidan đến bao phủ hầu hết vòm miệng.
Thông thường vào thời điểm đi khám bác sĩ thì màng đã có màu xanh xám hoặc đen nếu đã bị chảy máu. Màng này bám chắc vào mô và nếu cố gắng loại bỏ nó sẽ gây chảy máu.
Nếu màng này mở rộng do sự sinh sản của vi khuẩn có thể dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp. Trong khi một số bệnh nhân có thể phục hồi vào thời điểm này mà không cần điều trị, những người khác có thể bị bệnh nặng hơn và thậm chí tử vong.
-
Các bộ, địa phương góp ý cho Đề án Phát triển, hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu -
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí -
Tin mới y tế ngày 7/1: Dấu hiệu mắc bệnh tự miễn hiếm gặp -
Thay đổi chính sách vì một hệ thống y tế công bằng hơn -
Sớm đưa cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức vào hoạt động -
Nỗ lực phòng chống bệnh dại qua Bản đồ tiêm chủng ABI -
Thanh toán chi phí khám ngoại trú bảo hiểm y tế theo phân loại cơ sở khám, chữa bệnh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/1 -
2 Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024 -
3 Vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% -
4 Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á
- Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững