-
Phát triển đột phá ngành dược bằng chuyển giao công nghệ -
Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID -
Đề xuất không xử lý kỷ luật đảng viên, công chức sinh con thứ 3 -
Việt Nam cấm bóng cười từ hôm nay -
Sởi tái bùng phát, Bộ Y tế xem xét tiêm vắc-xin cho trẻ từ 6 tháng tuổi -
Thông tin mới nhất vụ ngộ độc thực phẩm tại Long Biên
Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự miễn
Theo thông tin của Đại học Oxford (Anh) vào tháng 5/2023, có khoảng 10% dân số mắc 19 loại bệnh tự miễn. Việt Nam cũng ghi nhận sự gia tăng rõ rệt số người mắc các rối loạn miễn dịch sau Covid-19, tạo ra gánh nặng bệnh tật cho bản thân người bệnh cũng như cho xã hội.
Ảnh minh hoạ. |
Tuy nhiên, tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển, thách thức trong điều trị các vấn đề rối loạn miễn dịch hiện nay là khoảng cách giữa nhu cầu của người bệnh và các sản phẩm điều trị.
Mặc dù có nhiều thuốc, từ ức chế miễn dịch đến điều trị sinh học (tức liệu pháp đích), nhưng mới đạt được hiệu quả giảm triệu chứng, kiểm soát bệnh ổn định chứ chưa giúp người bệnh khỏi hoàn toàn.
Ngoài ra, các thuốc sinh học hoặc thuốc điều trị đích hiện chưa có hoặc quá đắt ở Việt Nam nên khó tiếp cận với số đông. Do đó, phần lớn bệnh nhân tại Việt Nam đang sử dụng các loại thuốc cổ điển, gây nhiều tác dụng phụ như tăng nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng nhiều đến các chức năng nội tạng như gan, thận...
Nhận diện và đi tìm lời giải cho thách thức y tế quan trọng nhất giai đoạn hậu đại dịch Covid-19, đặc biệt tại những quốc gia đang phát triển, bao gồm Việt Nam, là mục tiêu của Quỹ VinFuture khi tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự miễn” vào ngày 18/12/2023.
Diễn ra trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2023, tọa đàm là dịp hiếm hoi quy tụ những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực miễn dịch trên thế giới tề tựu tại Việt Nam.
Tại Tọa đàm, các diễn giả tập trung thảo luận các liệu pháp điều trị nhắm đích, bao gồm liệu pháp tế bào sử dụng lympho T điều hòa, các kháng thể đơn dòng để điều trị một số bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì... Những phương pháp điều trị theo hướng miễn dịch học chính xác này hứa hẹn có thể chữa khỏi hoàn toàn các bệnh lý tự miễn.
Đây cũng là cơ hội để các nhà lâm sàng, các nhà khoa học y sinh tại Việt Nam có thể trực tiếp lắng nghe, đặt câu hỏi và thảo luận, cập nhật các hiểu biết mới và tân tiến nhất về miễn dịch từ những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này trên thế giới. Từ đó, các bác sĩ và nhà khoa học Việt Nam có thể tìm ra cách tiếp cận hợp lý, lựa chọn giải pháp tối ưu cho người bệnh trong bối cảnh hiện nay.
GS.David Neil Payne, đồng chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2022, cho biết, thông qua VinFuture hình dung của ông về Việt Nam đã thay đổi rất lớn. Nhà khoa học kỳ cựu đánh giá, Việt Nam có tiềm năng trở thành một quốc gia mạnh về khoa học công nghệ với những người trẻ thông minh, có nền tảng giáo dục tốt và đặc biệt là có khát vọng.
Gần 500.000 liều vắc-xin hỗ trợ trẻ em Việt Nam
Trong nỗ lực cấp bách nhằm bảo vệ trẻ em khỏi những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, Đại sứ quán Australia tại Hà Nội và UNICEF đã kịp thời cung ứng 490.600 liều vắc xin DTP-HepB-HiB (vắc xin 5 trong 1) cho Việt Nam, đặc biệt cho những nhóm dễ bị tổn thương.
Vắc xin 5 trong 1 giúp bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu,ho gà, uốn ván, viêm gan B và vi khuẩn Hib tuýp b (Hib).
Mặc dù Việt Nam đã có thể sản xuất nhiều loại vắc xin trong nước, nhưng vắc xin 5 trong 1 có tác dụng bảo vệ chống lại 5 căn bệnh hiểm nghèo chỉ bằng một mũi tiêm duy nhất cho một lần tiêm, an toàn và thuận tiện, lại cần phải mua từ các nhà cung cấp quốc tế được phê duyệt.
Với sự hỗ trợ hào phóng của các đối tác như Chính phủ Australia, UNICEF hỗ trợ quá trình cung ứng và đảm bảo các cơ hội mua sắm tốt nhất trên thị trường vắc xin toàn cầu.
Ước tính có khoảng 114.000 trẻ em dưới một tuổi không được tiêm bất kỳ liều vắc xin bạch hầu, ho gà và uốn ván nào trong năm 2022, đây là loại vắc-xin được sử dụng làm chỉ số đánh giá tỷ lệ bao phủ tiêm chủng toàn cầu.
Ngoài ra, ước tính sơ bộ có khoảng 440.000 trẻ em sinh vào đầu năm 2023 vẫn chưa được tiêm bất kỳ liều vắc xin thiết yếu nào do tình trạng thiếu hụt loại vắc xin này trong tiêm chủng mở rộng trong thời gian gần đây.
Trẻ em không được tiêm chủng có nguy cơ cao hơn bị tử vong hoặc mắc các bệnh nặng có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng vắc xin. Và khi có nhiều trẻ em chưa được tiêm chủng thì có thể dẫn đến bùng phát các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin ở cấp quốc gia và khu vực.
Đây là những nguy cơ đe dọa các thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em trong vài thập kỷ qua.
Điều quan trọng là Chính phủ và Bộ Y tế cần nỗ lực và hành động khẩn trương để khắc phục các vấn đề về mua vắc-xin ở Việt Nam nhằm đảm bảo các vắc-xin thiết yếu đến được với tất cả trẻ em một cách kịp thời.
-
Tin mới y tế ngày 1/1: Chào đón những công dân nhí đầu tiên của năm 2025 -
Sởi tái bùng phát, Bộ Y tế xem xét tiêm vắc-xin cho trẻ từ 6 tháng tuổi -
Thông tin mới nhất vụ ngộ độc thực phẩm tại Long Biên -
Kinh nghiệm quốc tế trong việc bán thuốc kê đơn online -
Từ hy vọng đến phép màu: Câu chuyện hạnh phúc của cặp vợ chồng hiếm muộn -
Việt Nam bắt đầu cấm một số loại thuốc lá thế hệ mới từ ngày mai 1/1/2025 -
Hệ quả nguy hiểm của việc bài trừ vắc-xin
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/1 -
2 Bổ sung vào quy hoạch Cảng hàng không Măng Đen và Vân Phong -
3 Kỳ vọng nâng hạng thị trường có thể đẩy VN-Index năm 2025 lên trên 1.600 điểm -
4 Từ ngày 15/1/2025, nhà đầu tư có thể lựa chọn thủ tục đầu tư đặc biệt -
5 Vàng vững mốc 2.600 USD/ounce, tỷ giá trung tâm khép lại năm 2024 tăng chưa đến 2%
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM
- VitaDairy được vinh danh Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á tại APEA 2024
- MarsConnect: Bước đột phá trong quản lý tài chính cá nhân nhờ AI
- Thẻ Eximbank: Chìa khóa mở ra trải nghiệm độc đáo tại HOZO 2024