-
Tăng kiểm tra an toàn thực phẩm những tháng cuối năm -
Có nên phẫu thuật cắt u mỡ? -
Khuyến cáo bảo vệ sức khỏe khi không khí ô nhiễm -
Tin mới y tế ngày 12/11: Dịch sốt xuất huyết giảm, dịch sởi tăng tại Hà Nội; WHO họp khẩn về bệnh đậu mùa khỉ -
Gánh hậu quả vì bỏ qua dấu hiệu sớm của đột quỵ -
Đại biểu tiếp tục sốt ruột trước tình trạng thiếu thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế nói đã tháo gỡ nhiều
Tác hại khôn lường với sức khỏe
Bộ Y tế vừa công bố tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Đây là nghiên cứu do Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Bộ Y tế) thực hiện, bằng phương pháp tổng hợp và phân tích các nghiên cứu, báo cáo của quốc tế và trong nước về tác hại của thuốc lá mới, nhằm đề xuất các biện pháp ngăn chặn thuốc lá mới.
Thuốc lá thế hệ mới nhắm vào giới trẻ, làm tăng gánh nặng bệnh tật, trầm trọng thêm các vấn đề về y tế công cộng, kinh tế, an ninh trật tự và môi trường. Ảnh minh hoạ |
TS.Nguyễn Khánh Phương, Viện trưởng Chiến lược và Chính sách Y tế, cho biết nghiên cứu cho thấy Việt Nam đối mặt với sự gia tăng người sử dụng thuốc lá mới, chủ yếu là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đặc biệt là trong giới trẻ.
Kết quả sơ bộ của điều tra tại 11 tỉnh/thành phố năm 2023, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh 13-17 là 8,1%, tăng gấp 3 lần so với 5 năm trước. Còn tỷ lệ sử dụng thuốc lá nung nóng ở nhóm 13-15 tuổi là 1,4%. Tỷ lệ sử dụng ở các thành phố lớn và thành thị cao hơn so với nông thôn.
Theo báo cáo từ gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng với triệu chứng dị ứng, ngộ độc, tổn thương phổi cấp, và cả đột quỵ não.
Số ngày điều trị trung bình từ 1-6 ngày; sau điều trị vẫn để lại di chứng ở 62 người (5%). Trong số đó, khoảng 6% người dưới 18 tuổi; 10% là nữ; 6,6% sử dụng lần đầu tiên; 90% sử dụng kép (có sử dụng cả thuốc lá thông thường).
Nghiên cứu này cũng chỉ ra 4 tác hại của thuốc lá mới. Đối với sức khỏe, thuốc lá điện tử gây tác hại cấp tính, có thể dẫn đến tổn thương phổi cấp có thể dẫn đến tử vong (EVALI); bị thương và bỏng do nổ pin và cháy thiết bị; ngộ độc do quá liều nicotine và các chất ma túy được pha trộn vào dung dịch thuốc lá điện tử.
Loại thuốc lá này chứa nicotine - chất gây nghiện mạnh, có hại cho sự phát triển não bộ, gây bệnh hô hấp ở người, làm suy giảm/rối loạn chức năng phổi.
Thuốc lá điện tử còn làm nặng thêm các rối loạn hô hấp như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), làm thay đổi chức năng của các tế bào tủy, bao gồm cả bạch cầu hạt, do đó ảnh hưởng lên các bệnh dị ứng...
Sử dụng thuốc lá điện tử lâu dài cũng gây tác hại lâu dài đến chức năng tim mạch, và ung thư, các bệnh răng miệng.
Đặc biệt, loại thuốc lá mới này ảnh hưởng đến sự phát triển và thai nhi, bao gồm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hay những dị tật thính giác và béo phì ở trẻ em, giãn phế quản ở trẻ sơ sinh...
Thuốc lá điện tử có thể tăng nguy cơ sử dụng ma túy do người dùng có thể tự pha chế dung dịch, pha trộn các chất cấm như cần sa tổng hợp, ketamin, heroin vào thuốc lá, đặc biệt là ở giới trẻ.
TP.HCM: Số ca nhiễm sởi ở trẻ dưới 9 tháng tuổi gia tăng
Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, số ca nhiễm sởi ở trẻ từ 1 đến 10 tuổi đang giảm, nhưng số ca nhiễm sởi ở trẻ dưới 9 tháng tuổi lại gia tăng. Đây là độ tuổi chưa được tiêm vắc-xin theo quy định hiện hành.
Theo đó, trong tuần 43 của năm 2024 (từ 21 đến 27-10), số ca nhiễm sởi ở trẻ em đang sinh sống tại TP.HCM bắt đầu giảm, nhưng số ca nhiễm sởi trong số trẻ từ các địa phương khác về TP.HCM khám bệnh lại có dấu hiệu tăng.
Chỉ tính riêng tuần 43, số ca bệnh từ các tỉnh khác điều trị tại 4 bệnh viện trên địa bàn TP.HCM là 255 ca, tăng 43% so với trung bình 4 tuần trước, trong đó có 209 ca điều trị nội trú.
Từ đầu năm 2024 đến nay, các bệnh viện tại TP.HCM đã điều trị cho 3.139 trường hợp sởi, trong đó 58% các trường hợp đến từ các tỉnh. Cụ thể, số ca sởi tích lũy từ các tỉnh khác là 1.834 ca, bao gồm 1.607 ca nội trú (chiếm 61%) và 227 ca ngoại trú (chiếm 45%), đã có 1 trường hợp tử vong.
Chiến dịch tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi đã góp phần giảm đáng kể số ca mắc bệnh trong độ tuổi này.
Tuy nhiên, hệ thống giám sát ghi nhận số ca bệnh mới đang tăng ở nhóm tuổi dưới 9 tháng tuổi, đặc biệt là nhóm từ 6 - 9 tháng tuổi. Đây là nhóm tuổi nhỏ, chưa đủ tuổi để tiêm sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng, trong khi kháng thể từ mẹ truyền sang có thể đã sụt giảm dưới mức bảo vệ.
Từ đầu vụ dịch đến nay, số bệnh nhân dưới 9 tháng tuổi là 315 trẻ, chiếm tỷ lệ 24% tổng số ca mắc. Theo báo cáo tại các bệnh viện, có 146 ca sởi cần hỗ trợ hô hấp, trong đó có 36,3% (53/146) là trẻ dưới 9 tháng tuổi.
Đối với ca sởi có địa chỉ tại TP cũng có 31,5% (17/54) là trẻ dưới 9 tháng tuổi. Như vậy nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi hiện đang là nhóm có khả năng mắc bệnh nặng cao.
Hà Nội: Thêm trường hợp mắc viêm não mô cầu
Trên địa bàn TP.Hà Nội vừa ghi nhận bé trai 6 tháng tuổi tại quận Hoàn Kiếm mắc não mô cầu. Đây là ca não mô cầu thứ hai trong năm nay.
Theo đó, bệnh nhi 6 tháng tuổi này có tiền sử chưa tiêm vắc xin phòng bệnh não mô cầu. Bệnh nhi khởi phát bệnh ngày 17/10 với triệu chứng sốt cao, nôn trớ, phát ban dạng chấm li ti toàn thân. Sau đó, trẻ được đưa đến Bệnh viện Nhi trung ương trong tình trạng xuất hiện thóp phồng.
Tại đây, xét nghiệm PCR đa mồi dịch não tủy cho kết quả, bệnh nhi dương tính với não mô cầu. Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 2 trường hợp mắc não mô cầu; trong khi cùng kỳ năm 2023 không ghi nhận ca bệnh.
Trước đó, bệnh nhân nam (22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây) là ca dương tính với não mô cầu đầu tiên trong năm 2024 tại Hà Nội.
Theo các chuyên gia y tế, não mô cầu được xếp là 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Việt Nam với các ca mắc bệnh được ghi nhận mỗi năm.
Đây là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis gây ra, với khoảng 50% ca bệnh ở dạng viêm màng não, 38% biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và 9% là viêm phổi do vi khuẩn.
Loại vi khuẩn này thường sẽ trú ẩn trên bề mặt niêm mạc của vùng hầu họng và lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các hạt chất tiết đường hô hấp từ người bệnh và người lành mang trùng. Tỷ lệ tử vong do bệnh viêm màng não mô cầu rơi vào khoảng 10 đến 15% và có khoảng 20% người để lại di chứng lâu dài.
Vi khuẩn não mô cầu gồm 13 nhóm có khả năng gây bệnh, trong đó nhóm A, B, C, Y, W-135, X là 6 nhóm gây bệnh nguy hiểm nhất.
Các triệu chứng của bệnh viêm màng não do não mô cầu gây ra thông thường sẽ xuất hiện đột ngột và khá dữ dội như: Sốt, đau đầu, đau mỏi cơ, cổ cứng, ho, đau họng, ớn lạnh, rét run, co giật, tiêu chảy, buồn nôn và nôn ói. Đối với trẻ nhỏ, có một số dấu hiệu xuất phát từ sự thay đổi lối sinh hoạt thường ngày như: Ngủ li bì, kén ăn, bỏ bú, chán chơi, phát ban…
Tuy không phổ biến và rầm rộ ca mắc nhưng viêm màng não mô cầu có thể gây ra bệnh cảnh rất nặng, 50% trẻ có nguy cơ tử vong hoặc nếu may mắn sống sót cũng để lại di chứng tàn tật suốt đời như: Liệt, điếc, thiểu năng trí tuệ…
Để phòng bệnh não mô cầu, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi ở; đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh và dự phòng bằng thuốc. Đặc biệt quan trọng nhất là tiêm vắc xin viêm màng não do não mô cầu để phòng bệnh.
Không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng cần tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu. Do đó, Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, người dân chủ động đi tiêm vắc-xin đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.
-
Trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡng -
Một số sai lầm khi bị kiến ba khoang tấn công -
Khuyến cáo bảo vệ sức khỏe khi không khí ô nhiễm -
Tin mới y tế ngày 12/11: Dịch sốt xuất huyết giảm, dịch sởi tăng tại Hà Nội; WHO họp khẩn về bệnh đậu mùa khỉ -
Gánh hậu quả vì bỏ qua dấu hiệu sớm của đột quỵ -
Đại biểu tiếp tục sốt ruột trước tình trạng thiếu thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế nói đã tháo gỡ nhiều -
Lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/11 -
2 Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập -
3 Đón cơ hội “độc nhất vô nhị” trong ngành bán dẫn -
4 TP.HCM sắp đón “làn sóng” đầu tư từ Hoa Kỳ -
5 Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng: Thị trường hưng phấn và áp lực trong trung hạn
- Takeda được vinh danh “Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững”
- Quỹ Phát triển tài năng Việt trao học bổng cho 12 VĐV quốc gia
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang