-
Dễ nhầm lẫn triệu trứng của bệnh lao với các bệnh tiêu hóa -
Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt -
Tin mới y tế ngày 16/9: Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi -
Tiêm vắc-xin là vũ khí tối ưu để kiểm soát dịch sởi -
Lưu ý khi xử lý, sơ cứu vết thương do mưa lũ -
Tin mới y tế ngày 15/9: Chiến dịch tiêm chủng miễn phí vắc-xin phòng dịch sởi
Hà Nội ghi nhận 16 ổ dịch sốt xuất huyết trong một tuần
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua (từ ngày 23 đến 30/8), Hà Nội ghi nhận 16 ổ dịch sốt xuất huyết tại 9 quận, huyện Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Phúc Thọ, Đông Anh, Gia Lâm, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 120 ổ dịch sốt xuất huyết; 30 ổ dịch đang hoạt động.
Hà Nội ghi nhận 16 ổ dịch sốt xuất huyết tại 9 quận, huyện. |
Tuần qua, trên địa bàn TP ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết phân bố tại 29 quận, huyện (tăng 31 ca so với tuần trước đó). Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như Đan Phượng, Hà Đông, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Phúc Thọ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy.
Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 2.549 ca mắc sốt xuất huyết, chưa có ca tử vong.
CDC Hà Nội nhận định, thời tiết nắng nóng kèm theo mưa nhiều hiện nay là điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh. Số ca mắc sốt xuất huyết xu hướng gia tăng, một số ổ dịch kéo dài, tiếp tục ghi nhận bệnh nhân.
Kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ. Dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết có thể gia tăng thời gian tới.
Thành phố cũng ghi nhận 34 ca mắc tay chân miệng trong tuần qua, tăng 7 ca so với tuần trước đó.
Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội có 1.879 ca mắc tay chân miệng, không có ca tử vong. 41 ổ dịch tay chân miệng được ghi nhận từ đầu năm 2024 đến nay đã kết thúc hoạt động.
CDC thành phố dự báo, số ca mắc tay chân miệng có thể gia tăng thời gian tới khi các trường mầm non và tiểu học nhận trẻ đi học trở lại.
Trong tuần, Hà Nội cũng ghi nhận 2 ca mắc ho gà. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố có 224 ca mắc ho gà tại 29 quận, huyện, thị xã, không có ca tử vong.
Để tăng cường phòng chống dịch bệnh, trong tuần tới, Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm ca mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và cơ sở khám, chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh, tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch, không để các ổ dịch bùng phát rộng.
Đặc biệt, thành phố chủ động giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai hoạt động đáp ứng phù hợp, kịp thời.
Bên cạnh đó, các đơn vị tăng cường truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh, biện pháp phòng, chống một số dịch bệnh mùa hè như tay chân miệng, ho gà, thủy đậu, sởi, rubella; khuyến cáo người dân chủ động cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế.
Việt Nam có cần kiểm soát chặt hơn với bệnh đậu mùa khỉ?
Bệnh đậu mùa khỉ đang diễn biến phức tạp tại châu Phi, với tốc độ lây lan mạnh hơn, có nhiều điểm khác biệt so với trước đó; nhiều chuyên gia lo ngại đại dịch có thể xảy ra.
Mới đây, một số nước trong khu vực cũng đã ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ như: Thái Lan, Philippines. Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế với dịch đậu mùa khỉ.
Trước sự lo lắng của cộng đồng về việc dịch có thể tiếp tục lây lan vào trong nước, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, chúng ta không nên quá lo lắng về nguy cơ lây nhiễm của dịch đậu mùa khỉ, nhưng cũng không được chủ quan.
Cần phải xác định được nguy cơ và nguy cơ đến đâu đáp ứng đến đó. Nếu chúng ta không đáp ứng tốt có thể bùng dịch, nhưng đáp ứng thái quá gây tốn kém cho nguồn lực. Vì trong lúc này, còn nhiều dịch bệnh khác cần được tập trung hơn.
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam cũng từng rải rác ghi nhận các ca mắc đậu mùa khỉ tại các tỉnh: Đồng Nai, Kiên Giang, Cà Mau… tuy không ghi nhận sự lây lan mạnh, nhưng trước tình hình dịch đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước và trong bối cảnh giao thương giữa các nước, Việt Nam vẫn cần chủ động không để tiếp tục lây lan mầm bệnh vào trong nước.
Theo đại diện Bộ Y tế, để chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh đậu mùa khỉ trong nước và xâm nhập, kiểm soát dịch kịp thời không để bùng phát diện rộng, hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong, Bộ Y tế đã đề nghị các địa phương triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống, các hướng dẫn giám sát, chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ; phòng ngừa lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tại các cửa khẩu, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ngay tại cửa khẩu.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện giám sát chủ động với bệnh đậu mùa khỉ, lưu ý lồng ghép giám sát, dự phòng với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, giám sát tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, da liễu, các cơ sở y tế công lập và tư nhân cung cấp các dịch vụ về phòng chống HIV/AIDS.
Các địa phương cần rà soát, cập nhật kế hoạch, kịch bản phòng chống theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng chống dịch.
Đồng thời, tăng cường thông tin, truyền thông về các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế; tập trung truyền thông cho các đối tượng có nguy cơ cao, tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại các địa phương; báo cáo các trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh về Bộ Y tế.
Các Viện Vệ sinh dịch tễ, các bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh truyền nhiễm cũng tiến hành phân tích, đánh giá, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch đậu mùa khỉ tại các địa phương để kịp thời phát hiện các trường hợp bệnh, chùm ca bệnh, nguồn lây bệnh, tác nhân gây bệnh mới nhất, bất thường (nếu có) để kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
Chuyên gia cũng khuyến cáo, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo đặc điểm như: Dịch lây qua dịch tiết, qua đường giọt bắn… và thực hiện tốt các biện pháp tránh tiếp xúc với mầm bệnh, không thực hiện các hành vi gây nguy cơ cao như quan hệ tình dục không lành mạnh, hạn chế tiếp xúc với những người từ vùng có dịch về…
Cảnh giác với phế cầu khuẩn
Theo Hội Y học dự phòng Việt Nam, phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng (Community-Acquired Pneumonia, CAP), viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng và nhiễm khuẩn huyết trên toàn thế giới.
Người lớn tuổi, trẻ em và người suy giảm miễn dịch dễ mắc các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra. Ngoài ra, người lớn tuổi thường mắc các bệnh mạn tính, như đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease, COPD) và bệnh tim mạn tính, càng có nguy cơ mắc thêm bệnh phế cầu khuẩn.
Theo nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu, năm 2021, thế giới có khoảng 344 triệu ca nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và 2,18 triệu ca tử vong do tình trạng này.
Trong đó, phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra tỷ lệ các ca nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và tử vong cao nhất, ước tính có 97,9 triệu ca nhiễm và 505.000 ca tử vong. Tại VN, tỷ lệ tử vong do viêm phổi năm 2021 là 18,2/100.000 dân.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính mỗi năm trên thế giới có 1,6 triệu người chết do bệnh phế cầu khuẩn, trong đó có đến 600.000 - 800.000 người lớn, chủ yếu do viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết.
Theo các báo cáo tại hội thảo, các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh phế cầu khuẩn ở người trưởng thành bao gồm: tuổi tác, đặc biệt là người trên 65 tuổi, và tình trạng suy yếu miễn dịch như: người mắc ung thư huyết học, suy thận mạn hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, người nhiễm HIV. Các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, bệnh phổi mạn tính, đái tháo đường, và bệnh gan mạn tính cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn (Invasive Pneumococcal Disease, IPD) cao gấp 2 - 5 lần; bệnh phổi mạn tính có nguy cơ mắc IPD cao gấp 5 - 17 lần; ung thư có nguy cơ mắc IPD cao gấp 23 - 38 lần…
Hút thuốc lá và nghiện rượu cũng làm tăng nguy cơ do hút thuốc lá làm suy yếu hệ miễn dịch và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, còn nghiện rượu làm suy giảm chức năng gan và hệ miễn dịch.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn, Streptococcus pneumoniae là một trong các nguyên nhân gây viêm phổi thường gặp.
Tác nhân gây viêm phổi có thể xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp (khi hít phải vi khuẩn ở môi trường bên ngoài, hít phải vi khuẩn từ ổ nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên), đường máu (thường gặp sau nhiễm khuẩn huyết do S.aureus, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm tĩnh mạch nhiễm khuẩn)… và một số nguyên nhân khác.
-
Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt -
Hành động toàn cầu về an toàn người bệnh -
11 loại ung thư đầu mặt cổ: Căn bệnh nào nguy hiểm nhất? -
Phẫu thuật vi phẫu cứu bệnh nhân ung thư lưỡi -
Tin mới y tế ngày 16/9: Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi -
Tiêm vắc-xin là vũ khí tối ưu để kiểm soát dịch sởi -
Phòng, chống bệnh về da trong và sau mưa lũ
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt