
-
Hợp long cầu vượt sông Đáy nối Ninh Bình và Nam Định
-
TP.HCM đề xuất điều chỉnh quy hoạch đến năm 2040, phát triển theo 6 phân vùng
-
Bộ Xây dựng giao đầu mối chuẩn bị đầu tư 5 dự án đường sắt quốc gia
-
Hải Phòng gắn biển tuyến đường mang tên Tổng Bí thư Đỗ Mười
-
Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng: Động lực mới kết nối vành đai ven biển -
Hải Phòng - Dấu mốc lịch sử trong hành trình xây dựng, bảo vệ và phát triển
![]() |
Hạng mục cầu Bình Khánh thuộc Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành. |
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 2323/QĐ - BGTVT phê duyệt phương án tài chính hòa chung dòng tiền 5 dự án đường cao tốc do VEC là chủ đầu tư, phục vụ cho việc thẩm định sử dụng vốn của Hiệp định vay ADB lần 2 (3391-VIE) cho Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Trong số 5 dự án cao tốc do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản dự án, VEC là chủ đầu tư: tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được đưa vào khai thác năm 2011, cao tốc Nội Bài - Lào Cai năm 2014, cao tốc Tp HCM - Long Thành - Dầu Giây năm 2014, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi năm 2017, cao tốc Bến Lức - Long Thành đang thực hiện, dự kiến đưa vào khai thác năm 2024.
Có 11 thông số đầu vào được Bộ GTVT tạm xác định để tính toán phương án tài chính 5 dự án của VEC tại thời điểm hiện nay gồm: tổng chi phí thực hiện; cơ cấu nguồn vốn đầu tư; thời gian đưa vào khai thác; lưu lượng xe; mức thu phí; tốc độ tăng phí; lãi suất Libor trả nợ vốn vay ADB và WB,; tỷ giá ngoại tệ; tỷ lệ lạm phát; hệ số trượt giá xây dựng; chi phí bảo dưỡng, vận hành khai thác.
Bộ GTVT giao VEC có trách nhiệm tiếp tục cập nhật theo các văn bản quy phạm pháp luật, thông báo của các nhà tài trợ, điều kiện thực tế...
Trong số các chi phí đầu vào, đáng chú ý nhất là việc Bộ GTVT tạm xác định tổng chi phí thực hiện 5 dự án do VEC đầu tư, được cập nhật đầy đủ theo giá trị hợp đồng/ giá trị thực hiện/ giá trị quyết toán các gói thầu xây lắp, tư vấn, các chi phí khác đến ngày 31/12/2021 là 104.998 tỷ đồng, bao gồm cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: 8.579 tỷ đồng; cao tốc Nội Bài - Lào Cai: 26.737 tỷ đồng; cao tốc Tp HCM - Long Thành - Dầu Giây: 18.058 tỷ đồng; cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: 25.099 tỷ đồng; Dự án Bến Lức - Long Thành (đang thi công dở dang): 26.525 tỷ đồng.
Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư, Bộ GTVT tạm xác định tỷ trọng vốn nhà nước và vốn do VEC huy động tại Dự án cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là 23,3% và 76,7%; Dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai là 19,9% và 80,1%; Dự án cao tốc Tp HCM – Long Thành – Dầu Giây là 33,9% và 64,1%; Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi là 73,4% và 26,6%; Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành là 61,3% và 38,7%.
Mức phí 5 dự án được áp dụng theo Quyết định số 3789/QĐ-BGTVT ngày 23/11/2016 của Bộ GTVT, trong đó cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là 1.500đ/PCU/km, cao tốc Nội Bài - Lào Cai là 1.250đ/PCU/km, cao tốc Tp HCM - Long Thành - Dầu Giây là 2.000đ/PCU/km, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là 1.500đ/PCU/km, cao tốc Bến Lức - Long Thành là 2.000đ/PCU/km. Tốc độ tăng phí là định kỳ 3 năm tăng 1 lần, mỗi lần tăng 12%.
Với các thông số đầu vào được xác định và dự báo nêu trên, Bộ GTVT xác định dòng tiền sau thuế 5 dự án đường cao tốc do VEC là chủ đầu tư năm 2022 thiếu hụt 518 tỷ đồng, năm 2023 thiếu hụt 167 tỷ đồng. Tuy nhiên dòng tiền sau thuế lũy kế các năm luôn dương, cụ thể: đến năm 2022 dương 9.631 tỷ đồng; đến năm 2023 dương 9.464 tỷ đồng; đến năm 2025 dương 12.534 tỷ đồng.
VEC đảm bảo khả năng trả nợ Hiệp định vay ADB lần 02 (3391-VIE) cho Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Cần phải nói thêm rằng, phương án tài chính sau khi được người quyết định đầu tư phê duyệt sẽ được Bộ Tài chính ủy quyền cho cơ quan thẩm định cho vay lại là Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định tính khả thi để làm cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc sử dụng khoản vốn dư trị giá 74,02 triệu USD của Hiệp định vay lần 2 của ADB cho Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Hiện Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đang gặp nhiều vướng mắc về vốn ADB, vốn JICA. Trong đó Hiệp định vay ADB lần 1 đã đóng vào ngày 30/6/2019 nên các gói thầu xây lắp thuộc đoạn tuyến phía Tây đã từng từ năm 2019; đồng thời các hạng mục nhà trạm thu phí, tòa nhà trung tâm giám sát, văn phòng điều hành thu phí cũng chưa thể tổ chức đấu thầu do không được sử dụng vốn vay JICA như dự kiến trước đây.
Để giải quyết vấn đề này, VEC đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng phần vốn dư Hiệp định vay ADB lần 02 (3391-VIE) để hoàn thiện các hạng mục nói trên, kịp đưa Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành vào khai thác trong năm 2023.

-
Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng: Động lực mới kết nối vành đai ven biển -
Hải Phòng - Dấu mốc lịch sử trong hành trình xây dựng, bảo vệ và phát triển -
Hải Phòng - “Thỏi nam châm” hút đầu tư nước ngoài -
Đắk Nông đề xuất đầu tư tuyến đường động lực kết nối Gia Nghĩa với Lâm Đồng -
EVNNPT là chủ đầu tư Dự án đường dây 220 kV Tân Sơn Nhất - Thuận An -
Bắc Ninh thu hút thêm hơn 856 triệu USD vốn đầu tư -
Đà Nẵng nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt đô thị kết nối Quảng Nam
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa
-
Quỹ ngoại vừa có cam kết đầu tư 80 triệu USD vào hệ sinh thái Meey Group là ai?
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc