![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/haiyen/2025/02/07/lap-to-trien-khai-xay-dung-quy-trinh-thu-tuc-hai-quan1738918317.jpg)
-
Lập Tổ triển khai xây dựng quy trình thủ tục hải quan
-
Ống dẫn dầu của Việt Nam bị áp thuế 37,4% tại Canada
-
Quảng Trị bố trí kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Giữa làn sóng tinh giản, THACO tuyên bố muốn tuyển mới 26.000 nhân sự
-
Tháng 1/2025, EVNGENCO1 sản xuất được đạt 2,585 tỷ kWh -
EVN tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp trong năm 2025
TIN LIÊN QUAN | |
Tránh sai lầm khi bảo vệ thương hiệu | |
10 thương hiệu ôtô đắt giá nhất thế giới | |
Khác biệt hóa thương hiệu từ xuất xứ | |
Thương hiệu đại gia: 10 năm xây, 1 năm phá |
Giá trị của các thương hiệu được tính toán không chỉ dựa vào hoạt động tài chính của các công ty mà còn căn cứ theo vai trò, vị thế của các công ty đối với khách hàng.
Sau đây là 10 thương hiệu có thứ hạng cao nhất thế giới 2014 theo xếp hạng của Millward Brown.
1. Google
Chỉ trong một năm giá trị thương thiệu của Google tăng 40% , lên 158,84 tỷ USD. “Google có bước bứt phá thần tốc trong năm nay với sản phẩm kính thông minh, các khoản đầu tư vào trí tuệ nhân tạo và hàng loạt các đối tác”, lãnh đạo của Millward Brown tại Pháp, Benoit Tranzer cho biết.
2. Apple
Apple đã phải chứng kiến giá trị thương hiệu của mình sụt giảm tới 20% trong năm qua, xuống còn 147,88 tỷ USD. Dù vậy, tình hình kinh doanh của “trái táo” trong quý I năm nay đã khởi sắc trở lại khi doanh số, lợi nhuận đều vượt kỳ vọng, lần lượt đạt 45,6 tỷ USD, và 11,62 USD/cổ phiếu.
3. IBM
IMB đứng thứ 3 với giá trị 107,54 tỷ USD, giảm 4% so với năm trước. Tình hình kinh doanh của hãng máy tính này đang gặp nhiều khó khăn, khi doanh thu trong quý I đã giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, xuống 22,5 tỷ USD
4. Microsoft
Đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng, thương hiệu của “gã khổng lồ” ngành phần mềm hiện được định giá 90,19 tỷ USD, tăng 29% so với năm trước, một mức tăng khá mạnh. Tình hình kinh doanh của Microsoft đang vô cùng khả quan, với sự lớn mạnh của mảng điện toán đám mây. Quý vừa qua, họ thu về khoản lợi nhuận tới 5,7 tỷ USD dù doanh thu chỉ là 20,4 tỷ USD.
5. McDonald
Doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng phục vụ thức ăn nhanh McDonald đứng thứ 5 với giá trị 85,71 tỷ USD, giảm 5%. Điều này không ngạc nhiên khi doanh thu tại thị trường chủ chốt là Mỹ giảm sút, khiến lợi nhuận trong quý I, năm 2014 của hãng giảm 5,2%.
6. Coca Cola
Coca Cola có giá trị 80,68 tỷ USD, tăng 3%. Báo cáo kết quả kinh doanh trong quý I, năm 2014 của công ty cho thấy khối lượng hàng bán ra trên toàn thế giới tăng 2%.
7. Visa
Visa có mức tăng trưởng ngoạn mục về giá trị thương hiệu, với 41%, đạt 79,197 tỷ USD. Hiện tại, dù tốc độ tăng trưởng doanh thu có dấu hiệu chậm lại, chỉ đạt 7% trong quý vừa qua, một phần do ảnh hưởng từ việc phải rút khỏi thị trường Nga, lợi nhuận ròng của hãng thẻ tín dụng lớn nhất thế giới này đã tăng tới 26% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,6 tỷ USD.
8. Hãng viễn thông AT&T
Giá trị thương hiệu của AT&T tăng nhẹ 3% so với năm ngoái, đạt 77,88 tỷ USD. AT&T vừa mua thành công công ty dịch vụ truyền hình vệ tinh lớn nhất nước Mỹ, DirectTV LLC với giá xấp xỉ 50 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này chỉ giúp giá trị thương hiệu của họ tăng chút ít.
9. Hãng thuốc lá Marlboro
Marlboro đã chứng kiến giá trị thương hiệu đi xuống khoảng 3% trong năm qua, còn 67,34 tỷ USD. Marlboro đang chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng của các công ty đối thủ và các hãng thuốc lá giá rẻ, trong bối cảnh bất ổn về kinh tế và thất nghiệp cao như hiện nay. Giá bán trung bình của 1 bao thuốc Marlboro là 5,91 USD, trong khi giá thuốc lá rẻ nhất trên thị trường chỉ 4,43 USD. Mức chênh lệch này là đáng kể trong tình hình kinh tế khó khăn.
10. Trang web chuyên về bán lẻ Amazon.com
Thương hiệu Amazon.com năm qua đã tăng trưởng mạnh mẽ, bằng với mức tăng của Visa, đạt 64,255 tỷ USD. Quan điểm kinh doanh của Amazon là sự thịnh vượng của một doanh nghiệp liên quan đến tăng trưởng của số lượng hàng bán ra hơn là lợi nhuận. Thu nhập ròng của công ty trong quý I là 108 triệu USD, so với con số 82 triệu USD trong cùng kỳ năm 2013.
Thương hiệu Trung Quốc giấu gốc tích để kinh doanh Trong cuộc đua quốc tế, thương hiệu Trung Quốc rất khó cạnh tranh với doanh nghiệp phương Tây và Nhật Bản. Để giấu mác Trung Quốc, họ tìm cách xây dựng hình ảnh thuần ngoại, hoặc mua các công ty nước ngoài. HTC có “bán mình” để tồn tại? |
Thu Hoài (Dân trí)
-
Giữa làn sóng tinh giản, THACO tuyên bố muốn tuyển mới 26.000 nhân sự -
Tháng 1/2025, EVNGENCO1 sản xuất được đạt 2,585 tỷ kWh -
EVN tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp trong năm 2025 -
Chính thức chốt giá trị vốn Nhà nước tại Công ty mẹ - ACV là 21.786 tỷ đồng -
Lương CEO Yeah1 tăng lên 2,55 tỷ đồng/năm sau thành công của “Anh trai, Chị đẹp” -
Hệ sinh thái doanh nghiệp tại Việt Nam - nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
Digiworld lý giải về lợi nhuận sau thuế tăng 200% trong quý IV/2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/2
-
2 TP.HCM mời gọi đầu tư 535 dự án vào TP. Thủ Đức, tổng vốn 800.000 tỷ đồng
-
3 Tháng đầu năm 2025, hơn 4,33 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
-
4 Làm rõ phương án VEC vay vốn trái phiếu Chính phủ mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành
-
5 Vàng vẫn là kênh đầu tư được lựa chọn trong năm 2025
-
BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
-
Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
-
Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
-
Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
-
Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
-
SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service