-
Tin mới y tế ngày 31/10: Phát hiện thêm phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” -
Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV -
Dễ nhầm lẫn cúm mùa với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ -
Đề xuất Quốc hội cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng -
Huy động các nguồn lực, thành phần tham gia vào công tác phát triển y học cổ truyền
Theo Sở Y tế TP.HCM, chiến dịch tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi đã góp phần làm giảm đáng kể số ca mắc bệnh trong độ tuổi này. Tuy nhiên, hệ thống giám sát ghi nhận số ca bệnh mới đang tăng ở nhóm tuổi dưới 9 tháng tuổi, đặc biệt là nhóm từ 6- 9 tháng tuổi.
Đây là nhóm tuổi nhỏ, chưa đủ tuổi để tiêm sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng (quy định tại thông tư 10/2024/TT-BYT), trong khi kháng thể từ mẹ truyền sang có thể đã sụt giảm dưới mức bảo vệ.
Số ca mắc sởi gia tăng ở trẻ dưới 9 tháng tuổi. |
Từ đầu vụ dịch đến nay, số bệnh nhân dưới 9 tháng tuổi là 315 trẻ, chiếm tỷ lệ 24% tổng số ca mắc. Theo báo cáo tại các bệnh viện có 146 ca sởi cần hỗ trợ hô hấp, trong đó có 36,3% (53/146) là trẻ dưới 9 tháng tuổi.
Đối với ca sởi có địa chỉ tại TP.HCM cũng có 31,5% (17/54) trẻ dưới 9 tháng tuổi. Như vậy nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi hiện đang là nhóm có khả năng mắc bệnh nặng cao. Ngoài ra, HCDC cũng ghi nhận sự gia tăng số ca bệnh sởi mới ở nhóm người lớn và trẻ lớn từ 11 tuổi trở lên.
Trước diễn biến gia tăng số ca sởi mới trong nhóm dưới 9 tháng tuổi, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản kiến nghị với Bộ Y tế về việc tiêm vắc-xin sởi cho trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
Theo Tổ chức y tế thế giới, vắc-xin sởi đơn giá có thể tiêm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tháng tuổi trong các vụ dịch như là một biện pháp chống dịch tăng cường.
Mũi vắc-xin này được xem như là mũi “sởi 0” và sau đó trẻ vẫn tiếp tục được tiêm chủng 2 mũi vắc-xin sởi theo lịch của chương trình Tiêm chủng mở rộng vào lúc 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi.
Song song đó, Sở Y tế cũng vận động các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi và người thân trong gia đình cần chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi để bảo vệ cho trẻ khi trẻ chưa đủ tuổi được tiêm chủng.
Một dấu hiệu đáng quan tâm khác đó là, trong khi số bệnh nhân tại TP.HCM bắt đầu giảm thì số ca mắc từ các tỉnh xung quanh đến khám và điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn tiếp tục tăng mạnh trong 2 tuần qua.
Chỉ tính riêng tuần 43, số ca bệnh từ các tỉnh khác điều trị tại 4 bệnh viện trên địa bàn TP.HCM là 255 ca, tăng 43% so với trung bình 4 tuần trước, trong đó có 209 ca điều trị nội trú.
Từ đầu năm đến nay, các bệnh viện tại TP.HCM đã điều trị cho tổng cộng 3.139 trường hợp sởi, trong đó 58% các trường hợp đến từ các tỉnh. Cụ thể số ca sởi tích lũy từ các tỉnh khác là 1.834 ca, bao gồm 1.607 ca nội trú (chiếm 61%) và 227 ca ngoại trú (chiếm 45%), đã 1 trường hợp tử vong.
-
Quyền lợi cho người bệnh được bảo đảm khi mua thuốc bên ngoài -
Dễ nhầm lẫn cúm mùa với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ -
Phát hiện phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” bệnh nhân -
Không sử dụng gia súc, gia cầm chết trong mưa lũ làm thức ăn -
Tin mới y tế ngày 30/10: Gánh nặng từ tác hại của thuốc lá thế hệ mới -
TP.HCM: Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi có dấu hiệu gia tăng -
Đề xuất Quốc hội cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
- Tổng thầu xây dựng Central được vinh danh trong Bảng xếp hạng PROFIT500
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo